Thánh địa Mỹ Sơn - Vẻ đẹp của nền văn minh đã mất
Nằm gọn trong thung lũng rộng 2km, tổ hợp đền đài ở Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) từng là nơi tổ chức cúng tế của các vương triều Chăm Pa. Năm 1999, thánh địa này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Là một trong những trung tấm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á, Thánh địa Mỹ Sơn thường được so sánh với các tổ hợp đền đài lớn như: Angkor Wat (Campuchia), Ayutthaya (Thái Lan)... |
Ngoài chức năng hành lễ, do còn là nơi giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần nên thánh địa này còn trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng của các triều đại Chăm Pa. |
Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để nhận ánh sáng mặt trời. |
Gạch là vật liệu chính để xây dựng những tháp Chàm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng. Và đến nay, kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm vẫn còn là một điều bí ẩn, hệt như những hoa văn, chạm trổ trên các di tích nơi đây. |
Do chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa nên hiện ở Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ. |
Đây là ngôi đền đá duy nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn. Dù bị sập nhưng ngôi đền này vẫn nằm ở vị trí cao nhất của khu thánh địa. Nhiều tài liệu cho thấy, có thể đây là vị trí ngôi đền đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 tại khu Thánh địa này. |
Hiện Mỹ Sơn trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. |
Đến để khám phá những bí ẩn ở nơi đây. |
Tuy nhiên, hiện Thánh địa Mỹ Sơn vẫn bị xuống cấp từng ngày. Nhiều ngôi đền ở trong tình trạng chờ đổ sập. |
Thậm chí, nhiều tháp đã trở thành phế tích đang chờ trùng tu, khai quật... |
Theo VnExpress
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet