Ý tưởng được đưa ra tại buổi “Tọa đàm chính sách tín dụng tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển” do Học viện Ngân hàng tổ chức ngày 16/8.

Tồn kho phần lớn nằm ở BĐS

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề nợ xấu, tăng trưởng tín dụng chậm đều có nguyên nhân nằm ở hàng tồn kho của doanh nghiệp trong đó phần lớn là bất động sản.

Thả nổi lãi suất: Nên hay không? | ảnh 1
Tồn kho phần lớn nằm ở bất động sản. (Ảnh: Thanh Nghị)

Đây là hệ quả từ việc trước đây doanh nghiệp dành toàn bộ vốn, lợi nhuận để kinh doanh bất động sản, chứng khoán, còn sản xuất kinh doanh họ vay ngân hàng.

Do đó những số liệu từ Tổng cục Thống kê, hay Ủy ban giám sát tài chính công bố chỉ phản ánh một phần hàng tồn kho của ngành sản xuất, chế tạo mà chưa thấy quy mô tồn kho của cả nền kinh tế.

Theo ông Ánh, vừa rồi, chúng ta chỉ nói đến tồn kho trong công nghiệp chế biến chế tạo nhân tố chiếm 75% công nghiệp xây dựng mà ngành công nghiệp xây dựng chiếm đến 40% GDP. Con số này nếu so với giá trị bất động sản đóng băng thì không là gì.

Đồng tình quan điểm này, bà Tô Kim Ngọc, phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cũng cho rằng, có một thời gian dài tăng trưởng tín dụng cũng như tăng trưởng kinh tế sống nhờ vào giá đất, giá bất động sản và chứng khoán.

“Hiện nay vốn của ngân hàng bỏ vào các lĩnh vực rủi ro này rất nhiều và số nợ thực chưa ngân hàng nào dám công bố. Rõ ràng mấu chốt của nợ xấu, tồn kho vẫn là bất động sản”, bà Ngọc bày tỏ.

Nên thả nổi lãi suất

Với những khoản vay cũ đưa lãi suất về 15%, theo ông Vũ Đình Ánh, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét vấn đề này. Bản chất của chủ trương này là giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy mọi chuyện đều đang đi rất xa mục tiêu đề ra.

“Đáng lẽ các doanh nghiệp đang khó khăn phải được ưu tiên trước, còn những doanh nghiệp đang khỏe mạnh thì cần gì phải hỗ trợ thêm”, ông Ánh nói.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị này của Ngân hàng Nhà nước không nên duy trì lâu bởi không đủ tác động tới doanh nghiệp thậm chí còn gây áp lực lên cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Ông Hiếu cho biết, khi một doanh nghiệp có thể trả được lãi suất 15% cho ngân hàng thì ít nhất lợi nhuận của họ phải đạt được là 30%.

“Nhưng thử hỏi hiện tại có bao nhiêu doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận 30%. Do đó, liều thuốc này không đủ độ cho doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.

Ngoài ra, ông Hiếu cho rằng, việc khống chế hai đầu lãi suất như hiện nay đang tạo bất ổn tâm lý cho cả người vay và người gửi. Bởi, người gửi tiền luôn mong muốn được mức lãi suất cao hơn khiến các ngân hàng sẽ chạy đua vượt trần  lãi suất, còn người vay lại chỉ muốn tìm kiếm ngân hàng có mức lãi suất ưu đãi.

“Giải quyết vấn này tốt nhất Ngân hàng Nhà nước tiến tới thả nổi lãi suất, để cạnh tranh các ngân hàng buộc phải giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động”, ông Hiếu khuyến nghị./.

Chú ý chất lượng hơn là tốc độc tăng trưởng tín dụng

Về mục tiêu tăng trưởng tín dụng vừa được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh về mức từ 8-10% (trước đó là 15-17%), chuyên gia Vũ Đình Ánh cho biết, con số này tương ứng với khoảng 260.000 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ do đó để tránh có cuộc chạy đua ngược giữa các ngân hàng (giảm lãi suất cho vay tăng lãi suất huy động) không nên “ép” tăng trưởng tín dụng. Thay vào đó, nên đi kèm với chất lượng tín dụng thì hơn.

Cũng theo ông Ánh, việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng đầu vào như xăng dầu, than, điện…vừa qua thì lạm phát sẽ quay lại ngay trong tháng 8 này và cho đến cuối năm. Do đó, rất khó để Ngân hàng Nhà nước có thể giảm tiếp 2% lãi suất như dự tính thậm chí lãi suất huy động còn phải tăng lên.

(Theo TQ)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME