Tạo không gian của gia chủ
Ngôi nhà là nơi gia chủ có thể tạo ra nhiều không gian riêng khác nhau. Thường hay nghe nói thứ tự ưu tiên để bố trí tính toán phong thủy là Môn, Táo, Chủ. Tuy xếp sau cửa và bếp, nhưng có thể thấy điều cơ bản hình thành nên ngôi nhà là các không gian của gia chủ.
Tùy theo mối quan hệ trong gia đình, tuổi tác và nếp sinh hoạt của chủ nhân mà sự an vị theo phong thủy sẽ được tính toán cụ thể. An vị cho chủ nhân là xem xét vị trí phòng của người chủ gia đình (lao động chính, quyết định mọi việc trong nhà) phải được nằm tại vị trí hợp hướng Mệnh Trạch, hướng giao tiếp và quan sát được nhiều nhất các khu vực trong nhà. Phòng chính này vì thế không nên nằm cao quá nhưng cũng không nên nằm ngay dưới trệt vì đối với nhà nhiều lầu, tầng trệt ưu tiên cho không gian chung, để xe, bếp ăn hay phòng người già rồi.
Sau phòng ngủ là đến giường ngủ, cũng cần xem xét Phương Vị so với các không gian liên quan. Ví dụ phòng ngủ trên lầu thì ngay dưới giường ngủ không nên là bếp nấu, vì bếp theo phong thủy vốn đã Tọa ở vị Hung, đặt giường ngủ trùng trên bếp thì sẽ rơi vào vị Hung. Giường ngủ cũng không nên nằm ngay dưới phòng vệ sinh, nhất là bên cạnh hệ thống ống cấp thoát nước khi cần sửa chữa rất bất tiện. Đối với những phòng ngủ mà phía trên là sân thượng hay mái bằng thì sẽ hay bị nóng và thấm dột nếu không tính toán từ đầu các kết cấu phù hợp, dẫn đến tình trạng một số nhà có phòng khách hay bếp ăn thì hoành tráng mát mẻ mà các phòng ngủ trên lầu thì chật hẹp nóng nực.
Chỗ ngồi tiếp khách và làm việc của chủ nhân cũng nên tính toán từ đầu để chủ động sắp xếp nội thất, phương vị và tọa hướng cũng tương tự như hướng bố trí giường ngủ, có nghĩa là chú ý đến tầm quan sát phải chủ động, có chỗ dựa vững chắc (Tọa Sơn), hướng cát và trên đầu không có toa-let đè lên, cũng không nên xếp bàn làm việc quay ngược với cửa ra vào và cửa sổ chính của phòng. Nếu một gia chủ có hướng phù hợp là hướng đông thì các sắp xếp nên tuân thủ từ bố trí cửa phòng ngủ, giường ngủ, chỗ tiếp khách, bàn làm việc… nhìn theo hướng này một cách chủ động hợp lý ngay từ đầu.
Yếu tố linh hoạt sẽ áp dụng cho phòng của trẻ em và người già. Một số người cao tuổi có xu hướng ở với mỗi gia đình của con cháu vài ba tháng, do vậy phòng người già có thể linh động sắp xếp và không nên làm quá rộng để tránh gây lãng phí cũng như ảnh hưởng đến cơ cấu phân chia toàn nhà. Để tránh lên xuống bất tiện, phòng người già cần ở các khu vực dễ đi lại, ở tầng thấp và không quá nhô ra phía trước, có tính âm nhiều hơn dương.
Sau phòng ngủ là đến giường ngủ, cũng cần xem xét Phương Vị so với các không gian liên quan. Ví dụ phòng ngủ trên lầu thì ngay dưới giường ngủ không nên là bếp nấu, vì bếp theo phong thủy vốn đã Tọa ở vị Hung, đặt giường ngủ trùng trên bếp thì sẽ rơi vào vị Hung. Giường ngủ cũng không nên nằm ngay dưới phòng vệ sinh, nhất là bên cạnh hệ thống ống cấp thoát nước khi cần sửa chữa rất bất tiện. Đối với những phòng ngủ mà phía trên là sân thượng hay mái bằng thì sẽ hay bị nóng và thấm dột nếu không tính toán từ đầu các kết cấu phù hợp, dẫn đến tình trạng một số nhà có phòng khách hay bếp ăn thì hoành tráng mát mẻ mà các phòng ngủ trên lầu thì chật hẹp nóng nực.
Chỗ ngồi tiếp khách và làm việc của chủ nhân cũng nên tính toán từ đầu để chủ động sắp xếp nội thất, phương vị và tọa hướng cũng tương tự như hướng bố trí giường ngủ, có nghĩa là chú ý đến tầm quan sát phải chủ động, có chỗ dựa vững chắc (Tọa Sơn), hướng cát và trên đầu không có toa-let đè lên, cũng không nên xếp bàn làm việc quay ngược với cửa ra vào và cửa sổ chính của phòng. Nếu một gia chủ có hướng phù hợp là hướng đông thì các sắp xếp nên tuân thủ từ bố trí cửa phòng ngủ, giường ngủ, chỗ tiếp khách, bàn làm việc… nhìn theo hướng này một cách chủ động hợp lý ngay từ đầu.
Yếu tố linh hoạt sẽ áp dụng cho phòng của trẻ em và người già. Một số người cao tuổi có xu hướng ở với mỗi gia đình của con cháu vài ba tháng, do vậy phòng người già có thể linh động sắp xếp và không nên làm quá rộng để tránh gây lãng phí cũng như ảnh hưởng đến cơ cấu phân chia toàn nhà. Để tránh lên xuống bất tiện, phòng người già cần ở các khu vực dễ đi lại, ở tầng thấp và không quá nhô ra phía trước, có tính âm nhiều hơn dương.
Kiến trúc sư Hà Anh Tuấn
(Theo Thanh Niên tuần san)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet