Suýt bị thu hồi oan khi cho thuê lại nhà thuộc sở hữu Nhà nước
Liên quan đến việc Sở Xây dựng Tp.HCM đề xuất lên UBND TP về việc người thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước (SHNN) nhưng tự ý cho thuê lại, Sở Tư pháp Tp.HCM đã gián tiếp “bắt giò” văn bản của Bộ Xây dựng.
Sở Tư pháp Tp.HCM khẳng định: Nhà ở cũ thuộc SHNN được người thuê lấy một phần diện tích cho thuê lại sẽ thiếu cơ sở pháp lý để thu hồi. Nếu muốn thực hiện thu hồi thì phải có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng bổ sung vào mẫu hợp đồng thuê nhà...".
Thu hồi nhà SHNN nếu cho thuê lại?
Trước đó, những người thuê nhà ở cũ thuộc SHNN ở Tp.HCM đã rất "sốc" trước thông tin nếu người thuê nhà của Nhà nước cho thuê lại thì Nhà nước sẽ bị thu hồi lại nhà.
Có thông tin này là vì hiện nay tại Tp.HCM xảy ra tình trạng nhà ở thuộc SHNN được bên thuê hợp pháp cho thuê lại để ở hoặc mở cửa hàng, kiot kinh doanh rất phổ biến. Trong khi đó, Nghị định 34/2013/NĐ-CP về quản lý nhà ở thuộc SHNN nghiêm cấm hành vi chuyển nhượng hợp đồng thuê, thuê mua hay cho thuê lại, cho mượn nhà không đúng quy định. Sở Xây dựng Tp.HCM đã có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng để giải quyết những trường hợp trên.
Tháng 5/2014, Bộ Xây dựng đã ban hành công văn 31/BXD-QLN hướng dẫn giải quyết tình trạng trên. Theo đó, nếu phần diện tích cho thuê lại có lối đi riêng biệt với phần nhà còn lại thì phần cho thuê lại bị thu hồi. Những trường hợp phần cho thuê lại không thể tách bạch với phần còn lại thì phải nộp tiền cho Nhà nước theo giá sản xuất kinh doanh, phần còn lại nộp theo giá nhà ở. Sau khi nhận được công văn chỉ đạo này, Sở Xây dựng Tp.HCM đã làm công văn trình lên UBND TP theo nội dung hướng dẫn.
Tuy nhiên, khi thẩm định công văn của Sở Xây dựng, Sở Tư pháp Tp.HCM đã khẳng định thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc Sở Tư pháp đã gián tiếp "bắt giò" công văn của Bộ Xây dựng.
Không có cơ sở pháp lý nên không thể thu hồi nhà thuộc SHNN cho thuê lại
Trrong văn bản thẩm định đề xuất của Sở Xây dựng, Sở Tư pháp nhận định: "Không có quy định được thu hồi nhà thuộc SHNN với trường hợp người thuê cho thuê lại".
Lý luận của Sở Tư pháp là: Nghị định 34/2013/NĐ-CP nghiêm cấm việc người thuê nhà SHNN đem cho thuê lại. Nhưng nghị định này lại không nêu biện pháp chế tài đối với hành vi này. Nghị định chỉ nêu "thu hồi nhà nếu bên thuê, thuê mua tự ý chuyển quyền thuê, thuê mua cho người khác". Sở Tư pháp cho rằng, chuyển quyền thuê tức là chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, còn cho thuê lại là việc cho người khác thuê lại phần diện tích nhà thuê. Việc chuyển quyền thuê nhà và cho thuê lại là hai hành vi khác nhau. "Việc cho thuê lại khong làm mất đi quyền thuê nhà của người ký hợp đồng thuê nhà với Nhà nước".
Ngoài ra, trong mẫu hợp đồng thuê nhà (phụ lục kềm theo Thông tư 14/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng) không quy định cho thuê lại nhà ở thuộc SHNN là một trường hợp được chấm dứt hợp đồng thuê.
Từ những lý luận trên, Sở Tư pháp khẳng định: Đề xuất của Sở Xây dựng về việc thu hồi nhà ở thuộc SHNN đối với hành vi cho thuê lại chưa đảm bảo cơ sở pháp lý. Theo quy định hiện nay, hành vi này không thể áp dụng biện pháp thu hồi mà chỉ có thể bị xử phạt hành chính 40 - 50 triệu đồng (theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP).
Sở Tư pháp Tp.HCM cũng đưa ra kiến nghị: "Nếu thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp thu hồi thì cần đề xuất lên Bộ Xây dựng để bổ sung trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà thuộc SHNN nếu cho thuê lại, có như vậy mới đảm bảo cơ sở pháp lý".
Chưa có căn nhà thuộc SHNN nào bị thu hồiĐại diện Sở Xây dựng Tp.HCm cho hay, chưa nói đến cơ sở pháp lý thì việc thu hồi nhà đã rất khó khả thi vì hiếm có trường hợp nhà ở và phần cho thuê hoàn toàn tách bạch thành hai công trình riêng biệt. "Sở chưa tháy có trường hợp nào cho thuê lại nhà ma fbij thu hồi. Thực tế từ trước đến nay vẫn thực hiện theo hướng phần cho thuê lại nộp tiền theo giá sản xuất kinh doanh, phần còn lại nộp theo giá nhà ở", vị này cho biết. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet