Singapore: Gần 100% dân số có nhà riêng
Chính sách của Singapore là làm cho mọi người dân đều được hưởng những thành quả phát triển, đặc biệt là nhà ở.
Nhờ đủ công ăn việc làm và bình đẳng trong lựa chọn nghề nghiệp, cùng với môi trường kinh doanh khá lành mạnh, nên số người khá giả của quốc gia này phát triển rất nhanh. Trong vòng hơn 10 năm, giới trung lưu Singapore (tính từ năm 1960) đã trở thành một giai tầng xã hội chiếm tỉ lệ nổi trội trong cơ cấu dân cư.
Từ những năm 1980 đến cuối thế kỷ 20, tầng lớp trung lưu của Singapore chiếm hơn một nửa dân số. Đến thập niên đầu thế kỷ 21, tầng lớp khá giả và người giàu chiếm trên dưới 80% dân số cả nước. Họ là hạt nhân chính thúc đẩy sự phát triển bền vững, làm tăng tính cạnh tranh của “thương hiệu Singapore” trên trường quốc tế.
Người dân có nhà riêng nhiều nhất thế giới
Nếu so sánh Singapore với các nước trên thế giới thì chỉ số Gini (đo sự chênh lệch thu nhập) của nước này là khá cao (khoảng trên dưới 0,5). Nhưng điều này chỉ phản ánh một cách tương đối tình trạng phân phối thu nhập ở đảo quốc này. Trên thực tế, người dân Singapore được hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp những thành quả của sự phát triển thông qua các hỗ trợ của chính phủ về đào tạo nguồn nhân lực, điều chỉnh thu nhập, giảm thuế cho người nghèo và cung cấp nhà ở giá rẻ...
Điều đáng chú ý là ở một nước đất chật, người đông nhưng lại có tỉ lệ người sở hữu nhà ở thuộc loại cao trên thế giới. Nếu như năm 1960 chỉ có khoảng 1/3 dân số Singapore có nhà riêng, thì đến đầu những năm 1990, do chính sách bao cấp về giá và quyền được sử dụng tiền gửi vào Quỹ Dự phòng Trung ương để mua nhà, nên gần như 100% dân Singapore có khả năng sở hữu nhà tư nhân. Nếu như năm 1960, hầu như 100% số người được sống trong những căn hộ do Hội đồng Phát triển nhà ở Quốc gia xây dựng dưới dạng cho thuê, thì con số đó chỉ còn lại khoảng 13% vào năm 1993. Ngược lại, số người sở hữu nhà ở do nhà nước xây dựng tăng từ 62% năm 1981 lên 87% năm 1993 và đạt tới 92% vào năm 2000.
Nếu như những năm 1970-1980, phần lớn căn hộ do nhà nước xây dựng mà người dân thuê ở hay sở hữu chỉ có 2-3 phòng, thì sang những năm 1990, số hộ có sở hữu căn hộ từ 4 phòng trở lên tăng rất nhanh, kể cả tầng lớp người có thu nhập thấp cũng có khả năng mua được.
Nhà ở - củng cố niềm tin vào chính phủ
Sự thành công của chương trình Phát triển nhà ở công cộng của Singapore có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Về khía cạnh kinh tế, thành tựu ấy làm tăng cơ hội cho dân chúng tìm kiếm công ăn việc làm trong lĩnh vực xây dựng, làm cho người dân an cư để lạc nghiệp. Về khía cạnh chính trị, nó củng cố lòng tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền, góp phần ổn định chính trị và chế độ xã hội, làm cho người dân gắn bó hơn với tổ quốc, góp phần quan trọng tạo dựng nên bản sắc quốc gia - dân tộc Singapore.
Những cải cách giáo dục, chính sách liên kết dân tộc thông qua tìm kiếm việc làm, đặc biệt là hầu như toàn bộ người dân được sở hữu nhà riêng, đã nhanh chóng rút ngắn biên giới về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, nghề nghiệp, khoảng cách thu nhập giữa các nhóm cộng đồng sắc tộc trong xã hội Singapore. Theo số liệu của các nhà xã hội học, có tới 90% trong số 990 người được hỏi đã trả lời mình là người Singapore. 74% trong số họ nếu được lựa chọn cách gọi, thì muốn xã hội gọi mình là người Singapore hơn là người Hoa, người Ấn hoặc người các dân tộc khác, 74% người dân tuyên bố tự nguyện đấu tranh và sống chết vì tổ quốc Singapore.
Từ những năm 1980 đến cuối thế kỷ 20, tầng lớp trung lưu của Singapore chiếm hơn một nửa dân số. Đến thập niên đầu thế kỷ 21, tầng lớp khá giả và người giàu chiếm trên dưới 80% dân số cả nước. Họ là hạt nhân chính thúc đẩy sự phát triển bền vững, làm tăng tính cạnh tranh của “thương hiệu Singapore” trên trường quốc tế.
Người dân có nhà riêng nhiều nhất thế giới
Nếu so sánh Singapore với các nước trên thế giới thì chỉ số Gini (đo sự chênh lệch thu nhập) của nước này là khá cao (khoảng trên dưới 0,5). Nhưng điều này chỉ phản ánh một cách tương đối tình trạng phân phối thu nhập ở đảo quốc này. Trên thực tế, người dân Singapore được hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp những thành quả của sự phát triển thông qua các hỗ trợ của chính phủ về đào tạo nguồn nhân lực, điều chỉnh thu nhập, giảm thuế cho người nghèo và cung cấp nhà ở giá rẻ...
Điều đáng chú ý là ở một nước đất chật, người đông nhưng lại có tỉ lệ người sở hữu nhà ở thuộc loại cao trên thế giới. Nếu như năm 1960 chỉ có khoảng 1/3 dân số Singapore có nhà riêng, thì đến đầu những năm 1990, do chính sách bao cấp về giá và quyền được sử dụng tiền gửi vào Quỹ Dự phòng Trung ương để mua nhà, nên gần như 100% dân Singapore có khả năng sở hữu nhà tư nhân. Nếu như năm 1960, hầu như 100% số người được sống trong những căn hộ do Hội đồng Phát triển nhà ở Quốc gia xây dựng dưới dạng cho thuê, thì con số đó chỉ còn lại khoảng 13% vào năm 1993. Ngược lại, số người sở hữu nhà ở do nhà nước xây dựng tăng từ 62% năm 1981 lên 87% năm 1993 và đạt tới 92% vào năm 2000.
Nếu như những năm 1970-1980, phần lớn căn hộ do nhà nước xây dựng mà người dân thuê ở hay sở hữu chỉ có 2-3 phòng, thì sang những năm 1990, số hộ có sở hữu căn hộ từ 4 phòng trở lên tăng rất nhanh, kể cả tầng lớp người có thu nhập thấp cũng có khả năng mua được.
Nhà ở - củng cố niềm tin vào chính phủ
Nhờ chính sách của chính phủ, mọi người dân Singapore đều có nhà riêng.
Sự thành công của chương trình Phát triển nhà ở công cộng của Singapore có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Về khía cạnh kinh tế, thành tựu ấy làm tăng cơ hội cho dân chúng tìm kiếm công ăn việc làm trong lĩnh vực xây dựng, làm cho người dân an cư để lạc nghiệp. Về khía cạnh chính trị, nó củng cố lòng tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền, góp phần ổn định chính trị và chế độ xã hội, làm cho người dân gắn bó hơn với tổ quốc, góp phần quan trọng tạo dựng nên bản sắc quốc gia - dân tộc Singapore.
Những cải cách giáo dục, chính sách liên kết dân tộc thông qua tìm kiếm việc làm, đặc biệt là hầu như toàn bộ người dân được sở hữu nhà riêng, đã nhanh chóng rút ngắn biên giới về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, nghề nghiệp, khoảng cách thu nhập giữa các nhóm cộng đồng sắc tộc trong xã hội Singapore. Theo số liệu của các nhà xã hội học, có tới 90% trong số 990 người được hỏi đã trả lời mình là người Singapore. 74% trong số họ nếu được lựa chọn cách gọi, thì muốn xã hội gọi mình là người Singapore hơn là người Hoa, người Ấn hoặc người các dân tộc khác, 74% người dân tuyên bố tự nguyện đấu tranh và sống chết vì tổ quốc Singapore.
Singapore đã từng bị phân rã về mặt xã hội, kinh tế, văn hoá, tôn giáo do quá nhiều dân nhập cư từ Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka và châu Âu (người Hoa: 77%, người Malaysia: 14%, người Ấn Độ: 7%,...). Hiện 97% học sinh Singapore sử dụng tiếng Anh, là ngôn ngữ thông dụng trong các nhà trường, nhưng ba ngôn ngữ khác là Hoa, Malaysia và Tamin vẫn đươc bảo lưu như tiếng nói thông dụng của mỗi cộng đồng.
Theo Người Đô Thị
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet