Siết tín dụng đã tác động mạnh đến thị trường bất động sản
Làn sóng đua tăng lãi suất huy động VN đồng (VND) ở các ngân hàng thương mại mấy tháng gần đây chưa có dấu hiệu dừng đã tác động đến thị trường BĐS vốn có sự liên thông rất lớn với hoạt động tín dụng.
Lãi suất huy động ghi nhận trên thị trường hiện ở mức 10,3%/năm, tiến gần sát với mức lãi suất trần cho vay là 10,5%/năm cộng với việc thắt chặt tín dụng của các ngân hàng sau một thời gian tăng trưởng nhanh bởi các giải pháp thực hiện hỗ trợ lãi suất đã khiến giới đầu tư BĐS lo ngại.
Dừng lại và đi xuống
Nếu trong tháng 6/2009, giá nền đất trong các dự án lớn, có tính thanh khoản cao ở Nam Sài Gòn đã được đẩy lên đến giá đỉnh của cơn sốt năm cuối năm 2007 đầu năm 2008.
Và ở Hà Nội tốc độ tăng trưởng của thị trường BĐS cũng tăng trưởng tới trên 30% so với giai đoạn tháng 2/2009 (trước cơn sốt) thì từ giữa tháng 7 cho đến nay, giá nhà đất đã chững lại và có xu hướng giảm.
Dưới áp lực tính thanh khoản giảm mạnh, nền đất trong các dự án trên địa bàn TP.HCM tiếp tục giảm, từ 10 - 20 triệu đồng/m2 so với tháng 6/2009.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích thị trường áp lực giảm giá vẫn tiếp tục đè nặng, đất dự án vẫn sẽ trong xu hướng điều chỉnh giảm. Tính thanh khoản của thị trường nhà ở trong nội thành cũng giảm theo.
Số liệu giao dịch của nhiều sàn giao dịch BĐS cho thấy, số vụ giao dịch thành công đã giảm 1/3 so với những tháng đầu năm. Theo ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long, thị trường đất dự án nhanh chóng bị xì hơi là do áp lực từ thị trường tiền tệ vốn là nơi cung cấp sinh lực chính cho những nhà đầu tư theo dạng lướt sóng.
Cộng thêm vào đó là thông tin dư nợ tín dụng BĐS tăng trên 10%. Từ đó, dẫn đến một dự báo trong thời gian tới có khả năng hạn chế tín dụng BĐS từ các ngân hàng.
Ông Hà Trọng Thông - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Hà Đô cho rằng: đầu tư vào thị trường BĐS, trừ các nhà đầu tư lướt sóng, các dự án đầu tư của DN hầu hết là sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn. Mấy tháng trước đây, DN tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn đã khiến nhiều dự án “đắp chiếu” tỉnh giấc và đẩy nhanh tiến độ.
Nhưng việc các NHTM chỉ được phép sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đã gián tiếp khiến việc tiếp cận vốn của các DN, đặc biệt là những dự án lớn gặp khó khăn. Trong hoàn cảnh như vậy, sẽ khó có tình trạng thị trường BĐS tăng trở lại đột biến mà sẽ tiếp tục xu hướng điều chỉnh giá đi xuống.
Nhưng còn hi vọng...
Một số chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, quyết định tăng lãi suất huy động của các ngân hàng đều dựa trên nhu cầu tín dụng tăng mạnh trong các tháng vừa qua và đang có xu hướng tăng khi gói hỗ trợ lãi suất thứ hai của Chính phủ cho vốn trung và dài hạn bắt đầu được triển khai rộng.
Do sức ép cạnh tranh, các ngân hàng không thể đứng yên trước xu hướng tăng lãi suất của ngân hàng khác - nếu không muốn mất khách hàng - đã góp phần tạo nên vòng xoáy tăng lãi suất. Hơn nữa, các chỉ tiêu kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm cũng giúp các ngân hàng mạnh tay hơn trong các quyết định tăng lãi suất huy động.
Theo lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cổ phần, thời điểm này các khách hàng thực hiện rút vốn đã gửi từ năm ngoái, lúc lãi suất huy động đang ở đỉnh cao trên 20%/năm.
Thêm vào đó, một nguồn tiền không nhỏ được khách hàng rút ra đổ vào các kênh đầu tư có mức sinh lời cao hơn như chứng khoán, vàng, và BĐS khiến các ngân hàng không thể không tăng tốc huy động vốn để cho vay.
Đặc biệt là khi dư nợ tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất và tín dụng tiêu dùng đang gia tăng tạo lực hút đồng vốn lớn. Điều này như vòng luẩn quẩn tác động ngược lại thị trường BĐS hiện nay.
Theo khảo sát mới đây của CBRE, áp lực từ suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn chưa có hồ kết và cạnh tranh từ các cao ốc trên địa bàn hai thành phố lớn Hà Nội, TP HCM, các khu đô thị mới tại các địa phương chuẩn bị đưa vào hoạt động sẽ có tác động mạnh đến sự năng động của mảng thị trường này đến cuối năm.
Theo nhận định của CBRE, thị trường BĐS của VN nói chung sẽ trở lại chu kỳ tăng trưởng trong thời gian trung hạn (2 - 6 năm). Mặc dù niềm tin vào thị trường BĐS bị lung lay trong năm 2008, nhưng vẫn có niềm tin vào những yếu tố cơ bản về kinh tế và dân số của VN, sự lạc quan về triển vọng của thị trường trong trung và dài hạn.
Đặc biệt, chính sách mới đây của Chính phủ về chiến lược xây dựng nhà ở xã hội, cộng với việc phanh phui nhiều vụ lừa đảo đất dự án trong thời gian gần đây sẽ khiến người dân thận trọng hơn trong các vụ mua bán nhà đất, giảm cơ hội cho những kẻ đầu cơ, góp phần khiến tâm lý người dân yên tâm hơn vào tương lai được sở hữu hoặc được thuê nhà giá rẻ.
Dừng lại và đi xuống
Nếu trong tháng 6/2009, giá nền đất trong các dự án lớn, có tính thanh khoản cao ở Nam Sài Gòn đã được đẩy lên đến giá đỉnh của cơn sốt năm cuối năm 2007 đầu năm 2008.
Và ở Hà Nội tốc độ tăng trưởng của thị trường BĐS cũng tăng trưởng tới trên 30% so với giai đoạn tháng 2/2009 (trước cơn sốt) thì từ giữa tháng 7 cho đến nay, giá nhà đất đã chững lại và có xu hướng giảm.
Dưới áp lực tính thanh khoản giảm mạnh, nền đất trong các dự án trên địa bàn TP.HCM tiếp tục giảm, từ 10 - 20 triệu đồng/m2 so với tháng 6/2009.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích thị trường áp lực giảm giá vẫn tiếp tục đè nặng, đất dự án vẫn sẽ trong xu hướng điều chỉnh giảm. Tính thanh khoản của thị trường nhà ở trong nội thành cũng giảm theo.
Số liệu giao dịch của nhiều sàn giao dịch BĐS cho thấy, số vụ giao dịch thành công đã giảm 1/3 so với những tháng đầu năm. Theo ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long, thị trường đất dự án nhanh chóng bị xì hơi là do áp lực từ thị trường tiền tệ vốn là nơi cung cấp sinh lực chính cho những nhà đầu tư theo dạng lướt sóng.
Cộng thêm vào đó là thông tin dư nợ tín dụng BĐS tăng trên 10%. Từ đó, dẫn đến một dự báo trong thời gian tới có khả năng hạn chế tín dụng BĐS từ các ngân hàng.
Ông Hà Trọng Thông - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Hà Đô cho rằng: đầu tư vào thị trường BĐS, trừ các nhà đầu tư lướt sóng, các dự án đầu tư của DN hầu hết là sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn. Mấy tháng trước đây, DN tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn đã khiến nhiều dự án “đắp chiếu” tỉnh giấc và đẩy nhanh tiến độ.
Nhưng việc các NHTM chỉ được phép sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đã gián tiếp khiến việc tiếp cận vốn của các DN, đặc biệt là những dự án lớn gặp khó khăn. Trong hoàn cảnh như vậy, sẽ khó có tình trạng thị trường BĐS tăng trở lại đột biến mà sẽ tiếp tục xu hướng điều chỉnh giá đi xuống.
Nhưng còn hi vọng...
Một số chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, quyết định tăng lãi suất huy động của các ngân hàng đều dựa trên nhu cầu tín dụng tăng mạnh trong các tháng vừa qua và đang có xu hướng tăng khi gói hỗ trợ lãi suất thứ hai của Chính phủ cho vốn trung và dài hạn bắt đầu được triển khai rộng.
Do sức ép cạnh tranh, các ngân hàng không thể đứng yên trước xu hướng tăng lãi suất của ngân hàng khác - nếu không muốn mất khách hàng - đã góp phần tạo nên vòng xoáy tăng lãi suất. Hơn nữa, các chỉ tiêu kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm cũng giúp các ngân hàng mạnh tay hơn trong các quyết định tăng lãi suất huy động.
Theo lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cổ phần, thời điểm này các khách hàng thực hiện rút vốn đã gửi từ năm ngoái, lúc lãi suất huy động đang ở đỉnh cao trên 20%/năm.
Thêm vào đó, một nguồn tiền không nhỏ được khách hàng rút ra đổ vào các kênh đầu tư có mức sinh lời cao hơn như chứng khoán, vàng, và BĐS khiến các ngân hàng không thể không tăng tốc huy động vốn để cho vay.
Đặc biệt là khi dư nợ tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất và tín dụng tiêu dùng đang gia tăng tạo lực hút đồng vốn lớn. Điều này như vòng luẩn quẩn tác động ngược lại thị trường BĐS hiện nay.
Theo khảo sát mới đây của CBRE, áp lực từ suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn chưa có hồ kết và cạnh tranh từ các cao ốc trên địa bàn hai thành phố lớn Hà Nội, TP HCM, các khu đô thị mới tại các địa phương chuẩn bị đưa vào hoạt động sẽ có tác động mạnh đến sự năng động của mảng thị trường này đến cuối năm.
Theo nhận định của CBRE, thị trường BĐS của VN nói chung sẽ trở lại chu kỳ tăng trưởng trong thời gian trung hạn (2 - 6 năm). Mặc dù niềm tin vào thị trường BĐS bị lung lay trong năm 2008, nhưng vẫn có niềm tin vào những yếu tố cơ bản về kinh tế và dân số của VN, sự lạc quan về triển vọng của thị trường trong trung và dài hạn.
Đặc biệt, chính sách mới đây của Chính phủ về chiến lược xây dựng nhà ở xã hội, cộng với việc phanh phui nhiều vụ lừa đảo đất dự án trong thời gian gần đây sẽ khiến người dân thận trọng hơn trong các vụ mua bán nhà đất, giảm cơ hội cho những kẻ đầu cơ, góp phần khiến tâm lý người dân yên tâm hơn vào tương lai được sở hữu hoặc được thuê nhà giá rẻ.
Theo DDDN
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet