Sẽ xử lý rãnh thoát nước trước khi xây nhà
Hỏi: Tôi đang chờ cấp giấy phép xây dựng tại Bình Chánh để xây dựng trong tháng này. Mảnh đất tôi sở hữu có rãnh thoát nước sinh hoạt của các hộ bên trong chạy qua (rãnh đi ngang và nằm bên trong đất của tôi).
Do ngày xưa chủ cũ đồng ý cho họ đào rãnh để thoát đi nhờ trên đất của ông. Tôi đã thông báo tới tổ trưởng khu phố từ tháng 5/2011 là sẽ san lấp và xây dựng. Tổ trưởng báo tôi là đã họp và báo cho mọi người. Tuy nhiên tôi thấy họ rất thờ ơ. Theo tôi được biết hiện nay đã có cống đấu nối ra ngoài nhưng họ không muốn bỏ chi phí đấu nối.
Tham khảo ý kiến tổ trưởng và chủ đất cũ thì 2 người bảo tôi cứ lấp lại vì cho rằng tôi có quyền. Tôi định cuối tuần này sẽ đổ cát lấp. E ngại khi mình san lấp sẽ bị các hộ kéo ra cản trở. Vì khi lấp chắc chắn nước sẽ ứ đọng chảy ngược vào các nhà bên trong và tràn ra cả phần đất của tôi gây hôi thối. Xin tư vấn tôi nên làm gì khéo léo để tránh các xung đột không cần thiết. ([email protected])
Căn cứ điều 277 Bộ luật dân sự (BLDS), trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp thoát nước thích hợp cho bất động sản đó, không được cản trở hay ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
Căn cứ điều 277 BLDS nêu trên, chủ sở hữu bất động sản liền kề muốn sử dụng điều này để thoát nước qua đất của người khác phải xuất phát từ yếu tố tự nhiên của thửa đất và không có đường thoát nước nào khác. Nếu có đường thoát nước vào hệ thống thoát nước công cộng thì chủ sở hữu bất động sản liền kề không có quyền cho nước chảy qua đất của người khác.
Theo thư trình bày, các hộ bên cạnh đã có đường thoát nước công cộng để họ đấu nối đường thoát nước của các hộ này với đường thoát nước công cộng. Vì vậy về nguyên tắc, họ không có quyền để nước chảy qua đất của ông/bà.
Theo thư trình bày, được biết ông/bà đã nhờ tổ trưởng thông báo về việc san lấp đường thoát nước trên đất của ông/bà. Nếu thông báo của tổ trưởng tại cuộc họp tổ dân phố, các hộ bên cạnh đã ký nhận thông báo hay ký trên biên bản họp tổ dân phố, ông/bà có quyền san lấp đường thoát nước mà không sợ mất lòng những hộ bên cạnh. Nếu chưa làm điều này, ông /bà nên nhờ tổ trưởng tổ dân phố thực hiện lại việc thông báo để các hộ ký tên. Sau đó mới thực hiện việc san lấp.
Tham khảo ý kiến tổ trưởng và chủ đất cũ thì 2 người bảo tôi cứ lấp lại vì cho rằng tôi có quyền. Tôi định cuối tuần này sẽ đổ cát lấp. E ngại khi mình san lấp sẽ bị các hộ kéo ra cản trở. Vì khi lấp chắc chắn nước sẽ ứ đọng chảy ngược vào các nhà bên trong và tràn ra cả phần đất của tôi gây hôi thối. Xin tư vấn tôi nên làm gì khéo léo để tránh các xung đột không cần thiết. ([email protected])
Trả lời
Quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề:Căn cứ điều 277 Bộ luật dân sự (BLDS), trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp thoát nước thích hợp cho bất động sản đó, không được cản trở hay ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
Căn cứ điều 277 BLDS nêu trên, chủ sở hữu bất động sản liền kề muốn sử dụng điều này để thoát nước qua đất của người khác phải xuất phát từ yếu tố tự nhiên của thửa đất và không có đường thoát nước nào khác. Nếu có đường thoát nước vào hệ thống thoát nước công cộng thì chủ sở hữu bất động sản liền kề không có quyền cho nước chảy qua đất của người khác.
Theo thư trình bày, các hộ bên cạnh đã có đường thoát nước công cộng để họ đấu nối đường thoát nước của các hộ này với đường thoát nước công cộng. Vì vậy về nguyên tắc, họ không có quyền để nước chảy qua đất của ông/bà.
Theo thư trình bày, được biết ông/bà đã nhờ tổ trưởng thông báo về việc san lấp đường thoát nước trên đất của ông/bà. Nếu thông báo của tổ trưởng tại cuộc họp tổ dân phố, các hộ bên cạnh đã ký nhận thông báo hay ký trên biên bản họp tổ dân phố, ông/bà có quyền san lấp đường thoát nước mà không sợ mất lòng những hộ bên cạnh. Nếu chưa làm điều này, ông /bà nên nhờ tổ trưởng tổ dân phố thực hiện lại việc thông báo để các hộ ký tên. Sau đó mới thực hiện việc san lấp.
Luật sư Phạm Đình Sơn
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet