Sẽ xây dựng 7 cầu mới và 1 hầm qua sông Hồng
Nhận định về hiện trạng giao thông của Hà Nội, trong nghiên cứu đồ án quy hoạch chung (QHC) xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Liên danh tư vấn quốc tế PPJ nhận định: Mạng lưới giao thông chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội.
Các dự án phát triển hệ thống giao thông hoặc còn thiếu hoặc triển khai xây dựng rất chậm. Hệ thống đường sắt có công nghệ lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nhu cầu vận tải. Tỷ trọng vận tải đường thủy thấp so với tiềm năng do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên. Giao thông đô thị đang bị quá tải nặng nề, tỷ lệ đáp ứng về vận tải hành khách công cộng rất thấp, chỉ đạt 15% so với tiêu chuẩn 40 - 60%.
Nhằm khắc phục thực trạng trên, PPJ đề xuất: Về đường bộ, Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện hữu gồm các tuyến QL, tỉnh lộ hướng tâm về đô thị lõi lịch sử và đường vành đai, xây dựng các tuyến song hành trên các hướng tuyến chính như QL32, đường Láng - Hòa Lạc, QL6, QL1A, 1B, QL5, QL3 nhằm chia sẻ sự quá tải cho các tuyến hướng tâm này.
Đối với các tuyến vành đai, Hà Nội sẽ hoàn thiện tuyến vành đai IV, vành đai V, các tuyến cao tốc dọc các hành lang kinh tế quan trọng và kết nối các đô thị đối trọng với Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tuyến đường vành đai IV là đường vành đai ngoài của đô thị hạt nhân. Đồng thời, Hà Nội sẽ xây dựng mới 7 cầu, 1 hầm qua sông Hồng, xây dựng hệ thống các nút giao cắt khác mức và cải tạo hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối.
Về đường sắt, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song theo hành lang vành đai IV, xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam và 5 tuyến đường sắt đô thị (theo dự án đường sắt đô thị của TP Hà Nội cũ) kết hợp xây dựng mới các tuyến đường sắt phục vụ ngoại ô, kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và quốc gia thông qua các ga đầu mối.
Về đường hàng không, Hà Nội sẽ tập trung nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu hành khách/năm sau năm 2030 và sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn.
Về đường thuỷ, sẽ khơi thông luồng lạch nhằm khai thác tối đa các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh. Cùng với đó, Hà Nội cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy phục vụ du lịch và nông nghiệp trên các sông này, nâng cấp, xây dựng hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây, liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam.
Đồ án QHC cũng đặc biệt chú trọng đến định hướng phát triển giao thông đô thị. Cụ thể, đô thị hạt nhân sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường chính cấp TP 3 - 5km/km2, tỷ lệ đất giao thông đạt 20 - 26%, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45 - 55%, mạng lưới giao thông công cộng đạt 2 - 3km/km2.
Đối với trung tâm hiện hữu, Hà Nội hoàn thiện tuyến vành đai 2, vành đai 3, xây dựng các tuyến đường 2 tầng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực khó có điều kiện mở rộng hoặc nâng cấp đường. Đối với chuỗi đô thị mới từ vành đai 3 đến vành đai 4, sẽ xây dựng mới tuyến vành đai 3,5 kết nối các đô thị mới theo hướng bắc - nam và các nút giao cắt khác mức trên các đường trục chính đô thị.
Cũng theo đồ án QHC, Hà Nội sẽ kiểm soát và dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe và phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn (UMRT) kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả và xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối đô thị hạt nhân với các đô thị vệ tinh.
Đối với các đô thị vệ tinh sẽ tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng và xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ đường vành đai 3 trở vào để kết nối với hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô, giảm tải giao thông cá nhân.
Giao thông ngoại ô sẽ sử dụng các tuyến quốc lộ và đường cao tốc hướng tâm hiện hữu kết nối đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm như QL32, Láng - Hoà Lạc, QL6, QL1A, đường cao tốc Bắc Nam, QL3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và xây dựng mới các tuyến tây Thăng Long, trục Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc, tuyến Hà Đông - Xuân Mai, tuyến Ngọc Hồi - Phú Xuyên, tuyến đường sinh thái nông nghiệp (trục Bắc - Nam cũ), tuyến Xuân Mai - Quan Sơn - Đại Nghĩa, tuyến Đỗ Xá - Quan Sơn và các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết hợp du lịch và vận tải thuỷ.
Nhằm khắc phục thực trạng trên, PPJ đề xuất: Về đường bộ, Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện hữu gồm các tuyến QL, tỉnh lộ hướng tâm về đô thị lõi lịch sử và đường vành đai, xây dựng các tuyến song hành trên các hướng tuyến chính như QL32, đường Láng - Hòa Lạc, QL6, QL1A, 1B, QL5, QL3 nhằm chia sẻ sự quá tải cho các tuyến hướng tâm này.
Đối với các tuyến vành đai, Hà Nội sẽ hoàn thiện tuyến vành đai IV, vành đai V, các tuyến cao tốc dọc các hành lang kinh tế quan trọng và kết nối các đô thị đối trọng với Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tuyến đường vành đai IV là đường vành đai ngoài của đô thị hạt nhân. Đồng thời, Hà Nội sẽ xây dựng mới 7 cầu, 1 hầm qua sông Hồng, xây dựng hệ thống các nút giao cắt khác mức và cải tạo hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối.
Về đường sắt, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song theo hành lang vành đai IV, xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam và 5 tuyến đường sắt đô thị (theo dự án đường sắt đô thị của TP Hà Nội cũ) kết hợp xây dựng mới các tuyến đường sắt phục vụ ngoại ô, kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và quốc gia thông qua các ga đầu mối.
Về đường hàng không, Hà Nội sẽ tập trung nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu hành khách/năm sau năm 2030 và sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn.
Về đường thuỷ, sẽ khơi thông luồng lạch nhằm khai thác tối đa các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh. Cùng với đó, Hà Nội cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy phục vụ du lịch và nông nghiệp trên các sông này, nâng cấp, xây dựng hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây, liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam.
Đồ án QHC cũng đặc biệt chú trọng đến định hướng phát triển giao thông đô thị. Cụ thể, đô thị hạt nhân sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường chính cấp TP 3 - 5km/km2, tỷ lệ đất giao thông đạt 20 - 26%, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45 - 55%, mạng lưới giao thông công cộng đạt 2 - 3km/km2.
Đối với trung tâm hiện hữu, Hà Nội hoàn thiện tuyến vành đai 2, vành đai 3, xây dựng các tuyến đường 2 tầng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực khó có điều kiện mở rộng hoặc nâng cấp đường. Đối với chuỗi đô thị mới từ vành đai 3 đến vành đai 4, sẽ xây dựng mới tuyến vành đai 3,5 kết nối các đô thị mới theo hướng bắc - nam và các nút giao cắt khác mức trên các đường trục chính đô thị.
Cũng theo đồ án QHC, Hà Nội sẽ kiểm soát và dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe và phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn (UMRT) kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả và xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối đô thị hạt nhân với các đô thị vệ tinh.
Đối với các đô thị vệ tinh sẽ tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng và xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ đường vành đai 3 trở vào để kết nối với hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô, giảm tải giao thông cá nhân.
Giao thông ngoại ô sẽ sử dụng các tuyến quốc lộ và đường cao tốc hướng tâm hiện hữu kết nối đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm như QL32, Láng - Hoà Lạc, QL6, QL1A, đường cao tốc Bắc Nam, QL3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và xây dựng mới các tuyến tây Thăng Long, trục Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc, tuyến Hà Đông - Xuân Mai, tuyến Ngọc Hồi - Phú Xuyên, tuyến đường sinh thái nông nghiệp (trục Bắc - Nam cũ), tuyến Xuân Mai - Quan Sơn - Đại Nghĩa, tuyến Đỗ Xá - Quan Sơn và các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết hợp du lịch và vận tải thuỷ.
Theo Báo Xây Dựng
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet