Sẽ thu hồi không bồi thường đối với đất sử dụng sai mục đích
Theo thông tin từ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, hiện cả nước có khoảng 8.000 ha đất đang có tranh chấp, lấn chiếm.
Qua kiểm tra, đã thu hồi đất của gần 800 tổ chức với diện tích trên 12.500 ha. Đang lập hồ sơ thu hồi đối với trên 160 tổ chức, diện tích trên 1.500 ha. Riêng Bộ Công an, qua kiểm tra, có gần 5.000 ha đất đang có tranh chấp, lấn chiếm; Bộ Quốc phòng cũng có trên 3.000 ha đất thuộc diện này. Đó là những nội dung đáng chú ý tại dự thảo báo cáo kết quả hai năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa hoàn tất.
Theo dự thảo, khi xử lý đối với các tổ chức vi phạm, những vướng mắc thường gặp là do chế tài xử lý vi phạm hành chính về đất đai chưa đủ mạnh để hạn chế việc sử dụng đất sai mục đích của một số tổ chức. Cùng với đó, trách nhiệm của người đứng đầu một số tổ chức vi phạm chưa cao dẫn đến đất bị lấn chiếm, bỏ hoang trong thời gian dài nhiều năm nhưng chưa được kiểm tra, xử lý. Nay những người này chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc giao đất cho tổ chức khác sử dụng nên rất khó trong việc xử lý trách nhiệm cá nhân, cũng như việc thu hồi đất vi phạm.
Để giải quyết dứt điểm sai phạm của các tổ chức sử dụng đất, dự thảo báo cáo của Bộ TN&MT đưa ra một số giải pháp. Cụ thể: Đối với diện tích của các tổ chức kinh tế sử dụng không đúng mục đích thì phải kiên quyết thu hồi đất. Tài sản của tổ chức này đã đầu tư trên đất không được bồi thường, hỗ trợ.
Đối với diện tích đất do tổ chức lấn chiếm trái phép, UBND quận, huyện nơi có đất bị lấn chiếm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, trả lại quỹ đất cho Nhà nước quản lý để lập kế hoạch khai thác, sử dụng vào mục đích khác.
Trường hợp các tổ chức không thực hiện nghĩa vụ tài chính như chưa nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất thì xem như tổ chức đó không đủ điều kiện tiếp tục được thuê đất. Trong trường hợp này, thu hồi đất đã được giao. Đối với số tiền tổ chức cho thuê, chuyển nhượng trái pháp luật phải truy thu vào ngân sách nhà nước.
Riêng đối với các dự án đầu tư thiếu vốn hoặc vi phạm về thời gian thì kiên quyết chấm dứt việc thực hiện dự án và lập thủ tục thu hồi đất, không gia hạn thời gian thực hiện dự án.
Theo dự thảo, khi xử lý đối với các tổ chức vi phạm, những vướng mắc thường gặp là do chế tài xử lý vi phạm hành chính về đất đai chưa đủ mạnh để hạn chế việc sử dụng đất sai mục đích của một số tổ chức. Cùng với đó, trách nhiệm của người đứng đầu một số tổ chức vi phạm chưa cao dẫn đến đất bị lấn chiếm, bỏ hoang trong thời gian dài nhiều năm nhưng chưa được kiểm tra, xử lý. Nay những người này chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc giao đất cho tổ chức khác sử dụng nên rất khó trong việc xử lý trách nhiệm cá nhân, cũng như việc thu hồi đất vi phạm.
Để giải quyết dứt điểm sai phạm của các tổ chức sử dụng đất, dự thảo báo cáo của Bộ TN&MT đưa ra một số giải pháp. Cụ thể: Đối với diện tích của các tổ chức kinh tế sử dụng không đúng mục đích thì phải kiên quyết thu hồi đất. Tài sản của tổ chức này đã đầu tư trên đất không được bồi thường, hỗ trợ.
Đối với diện tích đất do tổ chức lấn chiếm trái phép, UBND quận, huyện nơi có đất bị lấn chiếm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, trả lại quỹ đất cho Nhà nước quản lý để lập kế hoạch khai thác, sử dụng vào mục đích khác.
Trường hợp các tổ chức không thực hiện nghĩa vụ tài chính như chưa nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất thì xem như tổ chức đó không đủ điều kiện tiếp tục được thuê đất. Trong trường hợp này, thu hồi đất đã được giao. Đối với số tiền tổ chức cho thuê, chuyển nhượng trái pháp luật phải truy thu vào ngân sách nhà nước.
Riêng đối với các dự án đầu tư thiếu vốn hoặc vi phạm về thời gian thì kiên quyết chấm dứt việc thực hiện dự án và lập thủ tục thu hồi đất, không gia hạn thời gian thực hiện dự án.
(Theo PLTP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet