Sẽ sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan đến BĐS
Trong phiên họp thứ 37 sáng nay (4/1), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020.
Theo đề xuất nhu cầu xây dựng luật giai đoạn 2010 - 2020 của các bộ, ngành, địa phương thì trong giai đoạn 2012 - 2016, Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 39 luật liên quan đến kinh tế trong đó có Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật thuế xuất - nhập khẩu, Luật quản lý thuế, Luật đất đai, Luật sử dụng vốn nhà nước vào kinh doanh, Luật đầu tư công, Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật kinh doanh bất động sản (BĐS), Luật đăng ký BĐS… Nhưng không cơ quan nào đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, việc sửa đổi Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nhằm bảo đảm sự đồng bộ của 2 luật này với các luật khác như Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật đất đai… nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước; bảo đảm tốt hơn quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu của công dân.
Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mới sẽ được sửa theo hướng đơn giản các thủ tục đầu tư, phù hợp với điều kiện thực tế, giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và phục vụ quản lý hoạt động đầu tư tốt hơn.
Trong khi đó, Luật kinh doanh BĐS sẽ được sửa đổi theo hướng tạo sự đồng bộ, thống nhất, hạn chế khoảng trống của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường BĐS một cách hợp pháp. Cụ thể, Luật sẽ bổ sung một số quy định về huy động vốn trong kinh doanh BĐS, về giao dịch BĐS qua sàn, về đối tượng và điều kiện kinh doanh các dịch vụ BĐS…
Cũng liên quan đến hoạt động của thị trường BĐS, Luật đăng ký BĐS sẽ tiếp tục hoàn thiện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi; tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân khi yêu cầu đăng ký, tìm hiểu thông tin về BĐS, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BĐS, thực hiện phòng ngừa và chống tham nhũng trong lĩnh vực BĐS, đặc biệt là đối với đất đai; giảm các vụ khiếu kiện về BĐS và có nguồn chứng cứ chính xác để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, việc sửa đổi Luật đăng ký BĐS còn góp phần quan trọng trong việc phát triển thị trường BĐS đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên giao dịch BĐS, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở hữu BĐS và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Liên quan đến tình trạng tham nhũng, sử lãng phí, sử dụng không đúng mục đích trong lĩnh vực BĐS, Tổng thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền cho biết, qua thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm, chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng tài sản công, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi hơn 8.152 tỷ đồng và trên 2.108 ha đất, kiến nghị xử lý 562 tập thể và 2.035 cá nhân.
Theo dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội sẽ sửa đổi, ban hành mới 9 luật trong đó có Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật về đăng ký kinh doanh, Luật về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật kinh doanh BĐS… nhưng cũng không xem xét sửa đổi Luật thuế TNCN.
Việc xây dựng Luật về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo ông Thuận là nhằm hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất, triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp cho đối tượng doanh nghiệp này.
Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai công tác đăng ký kinh doanh; nghiên cứu, đánh giá những mặt được, mặt hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đối với công tác đăng ký kinh doanh để xây dựng Luật đăng ký kinh doanh (hiện đang thực hiện dưới văn bản cao nhất là nghị định) vào sau năm 2016.
Theo ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, việc sửa đổi Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nhằm bảo đảm sự đồng bộ của 2 luật này với các luật khác như Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật đất đai… nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước; bảo đảm tốt hơn quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu của công dân.
Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mới sẽ được sửa theo hướng đơn giản các thủ tục đầu tư, phù hợp với điều kiện thực tế, giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và phục vụ quản lý hoạt động đầu tư tốt hơn.
Trong khi đó, Luật kinh doanh BĐS sẽ được sửa đổi theo hướng tạo sự đồng bộ, thống nhất, hạn chế khoảng trống của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường BĐS một cách hợp pháp. Cụ thể, Luật sẽ bổ sung một số quy định về huy động vốn trong kinh doanh BĐS, về giao dịch BĐS qua sàn, về đối tượng và điều kiện kinh doanh các dịch vụ BĐS…
Cũng liên quan đến hoạt động của thị trường BĐS, Luật đăng ký BĐS sẽ tiếp tục hoàn thiện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi; tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân khi yêu cầu đăng ký, tìm hiểu thông tin về BĐS, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BĐS, thực hiện phòng ngừa và chống tham nhũng trong lĩnh vực BĐS, đặc biệt là đối với đất đai; giảm các vụ khiếu kiện về BĐS và có nguồn chứng cứ chính xác để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, việc sửa đổi Luật đăng ký BĐS còn góp phần quan trọng trong việc phát triển thị trường BĐS đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên giao dịch BĐS, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở hữu BĐS và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Liên quan đến tình trạng tham nhũng, sử lãng phí, sử dụng không đúng mục đích trong lĩnh vực BĐS, Tổng thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền cho biết, qua thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm, chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng tài sản công, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi hơn 8.152 tỷ đồng và trên 2.108 ha đất, kiến nghị xử lý 562 tập thể và 2.035 cá nhân.
Theo dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội sẽ sửa đổi, ban hành mới 9 luật trong đó có Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật về đăng ký kinh doanh, Luật về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật kinh doanh BĐS… nhưng cũng không xem xét sửa đổi Luật thuế TNCN.
Việc xây dựng Luật về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo ông Thuận là nhằm hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất, triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp cho đối tượng doanh nghiệp này.
Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai công tác đăng ký kinh doanh; nghiên cứu, đánh giá những mặt được, mặt hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đối với công tác đăng ký kinh doanh để xây dựng Luật đăng ký kinh doanh (hiện đang thực hiện dưới văn bản cao nhất là nghị định) vào sau năm 2016.
(Theo Đầu Tư)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet