Sẽ kiểm tra DN xi măng trong tháng 1/2013
Bộ Xây dựng đã có quyết định lập đoàn kiểm tra tại một số doanh nghiệp sản xuất xi măng ngay trong tháng 1 năm 2013.
Sẽ kiểm tra doanh nghiệp xi măng ngay trong tháng này |
Quyết định lập đoàn kiểm tra này nhằm phục vụ báo cáo Chính phủ về tình hình chuyển nhượng cổ phần tại các Nhà máy xi măng cho nước ngoài. Theo đó, đoàn kiểm tra tình hình thực hiện đầu tư, góp vốn, chuyển nhượng vốn góp cho ngước ngoài tại một số doanh nghiệp mà đoàn kiểm tra.
Mặc khác, đoàn kiểm tra cũng có nhiệm vụ đề xuất các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp xi măng ổn định sản xuất, hoạt động có hiệu quả.
Các doanh nghiệp nằm trong danh sách bị kiểm tra đợt này bao gồm các công ty cổ phần là Xi măng Phúc Sơn, Hệ Dưỡng, Hướng Dương và Tập đoàn Hoàng Phát Vissai.
Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội trong cuối năm trước, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng nguyên nhân khó khăn của ngành xi măng còn là do vốn của chủ sở hữu, của những nhà đầu tư rất thấp. Chẳng hạn như xi măng Đồng Bành vốn sở hữu chỉ có 4,49%, xi măng Hạ Long chỉ 14,52%, xi măng Quảng Sơn là 5,65%. Trong khi đó, lãi vay cao dẫn đến chi phí tài chính trong giá thành sản phẩm xi măng lớn cho nên cũng ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm, do đó không có hiệu quả, bị lỗ.
Người đứng đầu ngành xây dựng cũng cho biết, Bộ đang hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành đối với xi măng theo hướng phân loại các doanh nghiệp xi măng để có giải pháp phù hợp. Theo đó, có thể chuyển giao vốn hoặc chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp xi măng cho những doanh nghiệp khác, chẳng hạn các doanh nghiệp xi măng đang có lợi thế như xi măng Vicem.
Mặc khác, đoàn kiểm tra cũng có nhiệm vụ đề xuất các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp xi măng ổn định sản xuất, hoạt động có hiệu quả.
Các doanh nghiệp nằm trong danh sách bị kiểm tra đợt này bao gồm các công ty cổ phần là Xi măng Phúc Sơn, Hệ Dưỡng, Hướng Dương và Tập đoàn Hoàng Phát Vissai.
Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội trong cuối năm trước, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng nguyên nhân khó khăn của ngành xi măng còn là do vốn của chủ sở hữu, của những nhà đầu tư rất thấp. Chẳng hạn như xi măng Đồng Bành vốn sở hữu chỉ có 4,49%, xi măng Hạ Long chỉ 14,52%, xi măng Quảng Sơn là 5,65%. Trong khi đó, lãi vay cao dẫn đến chi phí tài chính trong giá thành sản phẩm xi măng lớn cho nên cũng ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm, do đó không có hiệu quả, bị lỗ.
Người đứng đầu ngành xây dựng cũng cho biết, Bộ đang hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành đối với xi măng theo hướng phân loại các doanh nghiệp xi măng để có giải pháp phù hợp. Theo đó, có thể chuyển giao vốn hoặc chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp xi măng cho những doanh nghiệp khác, chẳng hạn các doanh nghiệp xi măng đang có lợi thế như xi măng Vicem.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet