Sẽ dư thừa 6 triệu tấn xi măng trong năm 2012
Báo cáo của ngành xi măng cho biết, tình trạng dư thừa đang diễn ra, ước tính lên tới 6 triệu tấn trong năm 2012.
Trong 5 tháng đầu năm 2012, sản xuất xi măng giảm 16,8%, tiêu thụ giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2011. Ngược lại, năng lực sản xuất của toàn ngành lại tăng khoảng 10% do cao trào đầu tư xi măng đã khởi động từ những năm gần đây chưa hãm lại được. Năm 2012 toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 đến 62 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa dự kiến khoảng 47- 48 triệu tấn, xuất khẩu 7 – 8 triệu tấn. Như vậy, số lượng xi măng dư thừa trong năm nay vẫn còn khoảng 6 triệu tấn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cung vượt quá cầu của ngành xi măng hiện nay phải kể đến sự đầu tư dàn trải và manh mún của ngành này trong thời gian qua. Quy hoạch phát triển ngành xi măng giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng trên nhu cầu tăng trưởng 10-15%/năm thời điểm 2006-2010. Theo đó, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế được khuyến khích phát triển theo hướng đa ngành đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Các địa phương có đá vôi cũng ồ ạt cấp phép xây dựng nhà máy xi măng. Với công suất thiết kế chỉ 70 triệu tấn nhưng lại có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên cả nước.
Ngành xi măng đang gặp nhiều khó khăn bởi giá than tăng, giá điện cũng đã tăng 19%, dầu tăng 40%... Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề tài chính. Hầu hết vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp xi măng đều rất thấp, do đó vốn để sản xuất kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.
Thời điểm 2011, 2012 và một vài năm tới là đỉnh điểm của giai đoạn trả nợ vốn đầu tư. Lãi suất ngân hàng quá cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thay đổi, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng rất khó khăn đã làm cho tổng chi phí tài chính chiếm tới từ 25 - 30% giá thành sản phẩm. Trong khi đó, thị trường bất động sản đóng băng, xây dựng đình trệ, sức mua của nền kinh tế giảm nên sức tiêu thụ xi măng giảm, giá bán cũng giảm.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cung vượt quá cầu của ngành xi măng hiện nay phải kể đến sự đầu tư dàn trải và manh mún của ngành này trong thời gian qua. Quy hoạch phát triển ngành xi măng giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng trên nhu cầu tăng trưởng 10-15%/năm thời điểm 2006-2010. Theo đó, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế được khuyến khích phát triển theo hướng đa ngành đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Các địa phương có đá vôi cũng ồ ạt cấp phép xây dựng nhà máy xi măng. Với công suất thiết kế chỉ 70 triệu tấn nhưng lại có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên cả nước.
Ngành xi măng đang gặp nhiều khó khăn bởi giá than tăng, giá điện cũng đã tăng 19%, dầu tăng 40%... Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề tài chính. Hầu hết vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp xi măng đều rất thấp, do đó vốn để sản xuất kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.
Thời điểm 2011, 2012 và một vài năm tới là đỉnh điểm của giai đoạn trả nợ vốn đầu tư. Lãi suất ngân hàng quá cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thay đổi, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng rất khó khăn đã làm cho tổng chi phí tài chính chiếm tới từ 25 - 30% giá thành sản phẩm. Trong khi đó, thị trường bất động sản đóng băng, xây dựng đình trệ, sức mua của nền kinh tế giảm nên sức tiêu thụ xi măng giảm, giá bán cũng giảm.
(Theo Dothi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet