Sẽ điều chỉnh phương án xây dựng các tuyến đường trên cao
Hôm qua (5/6), Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín làm việc với các sở ban ngành và các nhà đầu tư để nghe báo cáo về 4 dự án xây dựng hệ thống đường trên cao tại Tp.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt từ đầu năm 2007.
4 tuyến đường trên cao gồm:
Tuyến số 1 có lộ trình từ nút giao Lăng Cha Cả (theo đường Cộng Hòa-Bùi Thị Xuân-kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè rồi tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tổng chiều dài 8.44km qua các địa bàn quận 1,3,Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, có khoảng 858 căn nhà bị ảnh hưởng. Tuyến này do Công ty Cổ phần Beton6 được UBND TP giao nghiên cứu đề xuất phương án. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 14.947 tỷ đồng, trong đó, kinh phí xây dựng 12.578 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 2.369 tỷ đồng. Về hướng tuyến vẫn giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt.
Đường trên cao số 2 giao với đường trên cao số 1 tại vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đi dọc hẻm số 656 Cách Mạng Tháng Tám, qua đường Bắc Hải,- hẻm số 2 đường Thiên Phước- hẻm số 654 đường Âu Cơ- dọc theo công viên Đầm Sen- rạch Bàu Trâu (ranh giới giữa địa bàn quận 6 và quận Tân Phú- đường Chiến Lược- đường Hương lộ 2 và kết thúc tại điểm giao với quốc lộ 1A). , đi dọc rạch Bàu Trâu (ranh giới giữa địa bàn quận 6 và quận Tân Phú), vượt qua đường Phan Anh và đường Tân Hòa Đông để rẽ về đường Chiến Lược, đi dọc đường Chiến Lược đến đường Mã Lò trước khi chuyển hướng sang Hương lộ 2 và kết thúc tại điểm giao với Quốc lộ 1A (đường Vành đai 2). Tuyến đường số 2 dài 10.2 km đi qua địa bàn các quận 3,6,10,11, Tân Bình, Bình Tân, có khoảng 1.840 nhà bị ảnh hưởng. Kinh phí xây dựng khoảng 6.868 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 5.283 tỷ đồng (khoảng kinh phí này lập từ năm 2009). Hiện nay chưa có nhà đầu tư. Chính phủ cho phép điều chỉnh hướng tuyến.
Tuyến số 3 giao với tuyến số 2 tại đường Thành Thái -Lý Thái Tổ-Nguyễn Văn Cừ- rạch ông Lớn- Nguyễn Văn Linh dài 8.1 km. Kinh phí xây dựng khoảng 17.104 tỷ đồng, tiền giải phóng mặt bằng 2.410 tỷ đồng cho khoảng 684 căn nhà bị ảnh hưởng. Dự án này được UBND TP giao cho Công ty CP BĐS Bình Thiên An nghiên cứu đề xuất phương án. Phương án tuyến dự kiến sẽ được điều chỉnh ở đoạn đầu và đoạn cuối cho phù hợp tình hình thực tế. Tuy nhiên, hiện nay bị vướng đoạn đi qua công viên Cù Lao, quận 4 nên chưa chọn được phương án ở cuối tuyến.
Tuyến số 4 giao quốc lộ 1A với đường Vườn Lài, vượt sông Vàm Thuật tại vị trí rạch lăng và đường sắt Bắc Nam (tại khu vực cầu Đen), tiếp theo tuyến đi theo hướng đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài qua chung cư Mỹ Phước rồi nối vào đường Điện Biên Phủ và kết thúc nối vào tuyến số 1 tại khu vực rạch Thị Nghè. Toàn tuyến dài 7.72 km, kinh phí xây dựng 4.964 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 5.003 tỷ đồng do Tổng công ty xây dựng số 1 được TP giao nghiên cứu đề xuất dự án.
Sở GTVT kiến nghị UBNDTP cần thống nhất phương án tuyến số 3 và nhà đầu tư tuyến số 1,4 đề xuất hoàn chỉnh phương án.
Sau khi nghe báo cáo, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở GTVT và các sở ngành, đơn vị liên quan đặc biệt quan tâm đến khả năng kết nối đường trên cao với các trục đường giao thông chính, khu dân cư nhằm phát huy tối đa năng lực dự án và góp phần quan trọng để giảm ùn tắc giao thông; đồng bộ về lộ giới giữa đường trên không và trên mặt đất; cần tính toán cụ thể phạm vi, khối lượng giải tỏa đối với từng địa bàn và tổng thể dự án, đồng thời công bố công khai quy hoạch điều chỉnh, lấy ý kiến rộng rãi người dân trước khi thực hiện. Vấn đề khó khăn đối với việc triển khai các dự án, đó là về nguồn vốn đầu tư.
Theo đó, TP đang nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư, vì nếu đầu tư theo mô hình thu phí hoàn vốn, thì khả năng nguồn thu chỉ đạt khoảng từ 15- 20%.
Tuyến số 1 có lộ trình từ nút giao Lăng Cha Cả (theo đường Cộng Hòa-Bùi Thị Xuân-kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè rồi tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tổng chiều dài 8.44km qua các địa bàn quận 1,3,Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, có khoảng 858 căn nhà bị ảnh hưởng. Tuyến này do Công ty Cổ phần Beton6 được UBND TP giao nghiên cứu đề xuất phương án. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 14.947 tỷ đồng, trong đó, kinh phí xây dựng 12.578 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 2.369 tỷ đồng. Về hướng tuyến vẫn giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt.
Đường trên cao số 2 giao với đường trên cao số 1 tại vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đi dọc hẻm số 656 Cách Mạng Tháng Tám, qua đường Bắc Hải,- hẻm số 2 đường Thiên Phước- hẻm số 654 đường Âu Cơ- dọc theo công viên Đầm Sen- rạch Bàu Trâu (ranh giới giữa địa bàn quận 6 và quận Tân Phú- đường Chiến Lược- đường Hương lộ 2 và kết thúc tại điểm giao với quốc lộ 1A). , đi dọc rạch Bàu Trâu (ranh giới giữa địa bàn quận 6 và quận Tân Phú), vượt qua đường Phan Anh và đường Tân Hòa Đông để rẽ về đường Chiến Lược, đi dọc đường Chiến Lược đến đường Mã Lò trước khi chuyển hướng sang Hương lộ 2 và kết thúc tại điểm giao với Quốc lộ 1A (đường Vành đai 2). Tuyến đường số 2 dài 10.2 km đi qua địa bàn các quận 3,6,10,11, Tân Bình, Bình Tân, có khoảng 1.840 nhà bị ảnh hưởng. Kinh phí xây dựng khoảng 6.868 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 5.283 tỷ đồng (khoảng kinh phí này lập từ năm 2009). Hiện nay chưa có nhà đầu tư. Chính phủ cho phép điều chỉnh hướng tuyến.
Tuyến số 3 giao với tuyến số 2 tại đường Thành Thái -Lý Thái Tổ-Nguyễn Văn Cừ- rạch ông Lớn- Nguyễn Văn Linh dài 8.1 km. Kinh phí xây dựng khoảng 17.104 tỷ đồng, tiền giải phóng mặt bằng 2.410 tỷ đồng cho khoảng 684 căn nhà bị ảnh hưởng. Dự án này được UBND TP giao cho Công ty CP BĐS Bình Thiên An nghiên cứu đề xuất phương án. Phương án tuyến dự kiến sẽ được điều chỉnh ở đoạn đầu và đoạn cuối cho phù hợp tình hình thực tế. Tuy nhiên, hiện nay bị vướng đoạn đi qua công viên Cù Lao, quận 4 nên chưa chọn được phương án ở cuối tuyến.
Tuyến số 4 giao quốc lộ 1A với đường Vườn Lài, vượt sông Vàm Thuật tại vị trí rạch lăng và đường sắt Bắc Nam (tại khu vực cầu Đen), tiếp theo tuyến đi theo hướng đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài qua chung cư Mỹ Phước rồi nối vào đường Điện Biên Phủ và kết thúc nối vào tuyến số 1 tại khu vực rạch Thị Nghè. Toàn tuyến dài 7.72 km, kinh phí xây dựng 4.964 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 5.003 tỷ đồng do Tổng công ty xây dựng số 1 được TP giao nghiên cứu đề xuất dự án.
Sở GTVT kiến nghị UBNDTP cần thống nhất phương án tuyến số 3 và nhà đầu tư tuyến số 1,4 đề xuất hoàn chỉnh phương án.
Sau khi nghe báo cáo, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở GTVT và các sở ngành, đơn vị liên quan đặc biệt quan tâm đến khả năng kết nối đường trên cao với các trục đường giao thông chính, khu dân cư nhằm phát huy tối đa năng lực dự án và góp phần quan trọng để giảm ùn tắc giao thông; đồng bộ về lộ giới giữa đường trên không và trên mặt đất; cần tính toán cụ thể phạm vi, khối lượng giải tỏa đối với từng địa bàn và tổng thể dự án, đồng thời công bố công khai quy hoạch điều chỉnh, lấy ý kiến rộng rãi người dân trước khi thực hiện. Vấn đề khó khăn đối với việc triển khai các dự án, đó là về nguồn vốn đầu tư.
Theo đó, TP đang nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư, vì nếu đầu tư theo mô hình thu phí hoàn vốn, thì khả năng nguồn thu chỉ đạt khoảng từ 15- 20%.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet