Sau khi bàn giao, căn hộ TĐC phải sử dụng được ngay
Việc bàn giao các công trình nhà ở, căn hộ và các hạng mục công trình xây dựng phụ trợ thuộc các khu chung cư phục vụ công tác tái định cư là công việc không đơn giản.
Mặc dù quan điểm của TP. Hà Nội là phải tạo điều kiện cho người dân phải di dời để GPMB phục vụ các dự án, nhưng nhiều người dân vẫn tỏ ra chưa hài lòng khi dọn về nơi ở mới.
Để đưa công tác bàn giao nhà ở, căn hộ và các hạng mục phụ trợ thuộc các khu chung cư tái định cư vào quy củ, tránh gây phiền hà cho dân, mới đây, tại Quyết định số 20/2011/QĐ-UB, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quy chế bàn giao, tiếp nhận quản lý công trình nhà ở, căn hộ và các hạng mục công trình xây dựng phụ trợ thuộc các khu chung cư phục vụ công tác tái định cư trên địa bàn thành phố.
Với những quy định rõ người, rõ việc, nguyên tắc căn bản là sau khi bàn giao, tiếp nhận công trình nhà ở phải có đủ các điều kiện để bố trí cho các hộ gia đình sử dụng được ngay. Các công trình được bàn giao phải trong tình trạng đã hoàn thành, kết thúc quá trình xây dựng. Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng công trình trước khi bàn giao, cho phép sử dụng.
Đối với quỹ nhà được thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc mua nhà đã xây dựng, trước khi được thanh toán giá trị công trình theo hợp đồng, chủ đầu tư phải tổ chức thuê đơn vị tư vấn kiểm định chất lượng công trình và thiết bị để được cấp Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo quy định. Chủ đầu tư phải tổ chức bàn giao toàn bộ hạng mục cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải cho các đơn vị chuyên ngành.
Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được giao trách nhiệm tiếp nhận và quản lý quỹ nhà tái định cư. Đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra tổng thể thực tế về các điều kiện tiếp nhận như: vận hành hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, thoát nước thải, thu gom rác…; kiểm tra chất lượng căn hộ và chất lượng chung của tòa nhà; đo đạc, kiểm tra diện tích thực tế từng căn hộ và các diện tích sử dụng chung, sử dụng riêng.
Công ty này cũng có trách nhiệm đối chiếu với bản vẽ hoàn công, chỉnh sửa theo diện tích thực tế làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cho từng căn hộ. Việc giao nhận thực tế công trình nhà ở được lập thành biên bản giao, nhận giữa các bên, trong đó ghi cụ thể những thiếu sót và phương án khắc phục, thời gian khắc phục (nếu có), trách nhiệm của từng bên và có kết luận cụ thể. Khi giao nhận hồ sơ công trình nhà ở, đơn vị được Thành phố giao quản lý quỹ nhà phải bàn giao phiếu bảo hành căn hộ cho từng chủ sử dụng.
Liên quan đến việc giao nhận công trình, nhà ở, các công trình phụ trợ, không chỉ có chủ đầu tư mà còn có nhiều cơ quan chức năng khác như: Đơn vị được Thành phố giao quản lý quỹ nhà; Điện lực Hà Nội; các đơn vị kinh doanh nước sạch; các đơn vị quản lý hệ thống thoát nước, cấp gas sinh hoạt…, đơn vị được Thành phố giao đặt hàng, mua nhà; Quỹ Đầu tư phát triển, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Công an Thành phố.
Đặc biệt, trong quy định mới này, trách nhiệm của UBND các phường, xã, thị trấn trong việc phối hợp với đơn vị được giao quản lý công trình nhà ở để thành lập ban quản trị nhà chung cư cũng được quy định rõ. Chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý hành chính tại khu dân cơ mới, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, phối hợp với đơn vị quản lý nhà chung cư chống chiếm dụng nhà trái phép và lấn chiếm khuôn viên đất.
Trên thực tế, tình trạng buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương tại các khu chung cư đã khiến cho nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như lấn chiếm đất lưu không, chiếm diện tích sân vườn làm "của riêng".
Để đưa công tác bàn giao nhà ở, căn hộ và các hạng mục phụ trợ thuộc các khu chung cư tái định cư vào quy củ, tránh gây phiền hà cho dân, mới đây, tại Quyết định số 20/2011/QĐ-UB, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quy chế bàn giao, tiếp nhận quản lý công trình nhà ở, căn hộ và các hạng mục công trình xây dựng phụ trợ thuộc các khu chung cư phục vụ công tác tái định cư trên địa bàn thành phố.
Với những quy định rõ người, rõ việc, nguyên tắc căn bản là sau khi bàn giao, tiếp nhận công trình nhà ở phải có đủ các điều kiện để bố trí cho các hộ gia đình sử dụng được ngay. Các công trình được bàn giao phải trong tình trạng đã hoàn thành, kết thúc quá trình xây dựng. Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng công trình trước khi bàn giao, cho phép sử dụng.
Đối với quỹ nhà được thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc mua nhà đã xây dựng, trước khi được thanh toán giá trị công trình theo hợp đồng, chủ đầu tư phải tổ chức thuê đơn vị tư vấn kiểm định chất lượng công trình và thiết bị để được cấp Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo quy định. Chủ đầu tư phải tổ chức bàn giao toàn bộ hạng mục cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải cho các đơn vị chuyên ngành.
Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được giao trách nhiệm tiếp nhận và quản lý quỹ nhà tái định cư. Đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra tổng thể thực tế về các điều kiện tiếp nhận như: vận hành hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, thoát nước thải, thu gom rác…; kiểm tra chất lượng căn hộ và chất lượng chung của tòa nhà; đo đạc, kiểm tra diện tích thực tế từng căn hộ và các diện tích sử dụng chung, sử dụng riêng.
Công ty này cũng có trách nhiệm đối chiếu với bản vẽ hoàn công, chỉnh sửa theo diện tích thực tế làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cho từng căn hộ. Việc giao nhận thực tế công trình nhà ở được lập thành biên bản giao, nhận giữa các bên, trong đó ghi cụ thể những thiếu sót và phương án khắc phục, thời gian khắc phục (nếu có), trách nhiệm của từng bên và có kết luận cụ thể. Khi giao nhận hồ sơ công trình nhà ở, đơn vị được Thành phố giao quản lý quỹ nhà phải bàn giao phiếu bảo hành căn hộ cho từng chủ sử dụng.
Liên quan đến việc giao nhận công trình, nhà ở, các công trình phụ trợ, không chỉ có chủ đầu tư mà còn có nhiều cơ quan chức năng khác như: Đơn vị được Thành phố giao quản lý quỹ nhà; Điện lực Hà Nội; các đơn vị kinh doanh nước sạch; các đơn vị quản lý hệ thống thoát nước, cấp gas sinh hoạt…, đơn vị được Thành phố giao đặt hàng, mua nhà; Quỹ Đầu tư phát triển, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Công an Thành phố.
Đặc biệt, trong quy định mới này, trách nhiệm của UBND các phường, xã, thị trấn trong việc phối hợp với đơn vị được giao quản lý công trình nhà ở để thành lập ban quản trị nhà chung cư cũng được quy định rõ. Chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý hành chính tại khu dân cơ mới, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, phối hợp với đơn vị quản lý nhà chung cư chống chiếm dụng nhà trái phép và lấn chiếm khuôn viên đất.
Trên thực tế, tình trạng buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương tại các khu chung cư đã khiến cho nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như lấn chiếm đất lưu không, chiếm diện tích sân vườn làm "của riêng".
(Theo BTNMT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet