Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ Quốc lộ (QL) 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên
Dự án quốc lộ (QL) 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên có vai trò đặc biệt thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực. Được khởi công từ ngày 24/11/2009, nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ dự án chậm rất nhiều so với kế hoạch.
Mới đây, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan trực thuộc quyết liệt đẩy nhanh tiến độ dự án quan trọng này.
Giữa vùng quê yên bình xanh ngát lộc xuân, con đường đất đỏ rộng 34,5m nổi bật, tràn đầy sức sống. Mưa phùn, nền đường lu lèn chặt, đi lại êm thuận. Tuy nhiên Giám đốc Đỗ Văn Lượng vẫn khá ưu tư. Hỏi ra mới biết, ông lo lắng, nếu trời tiếp tục mưa và mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, bởi nếu quá ẩm sẽ không bảo đảm chất lượng lu lèn nền đường. Không chỉ thời tiết, những vướng mắc về GPMB cũng đang tác động tiêu cực đến dự án. Tại hạng mục thi công cầu qua sông Công, phía bên Thái Nguyên đã có mặt bằng, thì phía Sóc Sơn vẫn chưa có để thi công mố A1. Tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt khen ngợi về GPMB trong ngày khởi công năm nào, nay vẫn còn vướng mắc.
Tại cuộc họp mới đây, đại diện các huyện tiếp tục đề nghị bố trí đủ vốn cho công tác tái định cư và di chuyển các hạng mục hạ tầng, kỹ thuật như: điện, viễn thông… Đề nghị này lập tức được lãnh đạo Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội nhất trí. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 chuyển ngay 175 tỷ đồng cho các địa phương chi trả công tác GPMB đúng kế hoạch.
UBND TP Hà Nội cam kết xem xét bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ các khu tái định cư ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Lãnh đạo hai bên yêu cầu trong tháng 4/2012, các huyện phải bàn giao xong mặt bằng cho chủ đầu tư.
Trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan chức năng cũng đang tiếp tục vận động để người dân tự bàn giao phần diện tích còn lại, nếu không dự kiến trong tháng 3 sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi, bàn giao cho chủ đầu tư.
Về phía mình, Ban Quản lý dự án 2 cho biết, thời gian qua ban đã kiên quyết thay thế một số đơn vị năng lực thi công hạn chế để bảo đảm tiến độ các hạng mục, đồng thời yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh thi công bù đắp khối lượng đã bị chậm.
Thi công đường dẫn và cầu vượt quốc lộ 3 trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên |
Đã thấy hình hài đường cao tốc
Dự án xây dựng QL 3 mới dài 61,3km, bắt đầu từ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), qua Bắc Ninh và kết thúc tại Thái Nguyên, được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, bảo đảm cho xe chạy với tốc độ 100 km/h. Sau 27 tháng thi công, hình hài tuyến cao tốc mới đã định hình, cùng với gói thầu dài nhất (hơn 34km) PK2, do liên danh Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam thi công. Giám đốc Chất lượng liên danh Đỗ Văn Lượng cho biết, các đơn vị đang tranh thủ từng ngày thời tiết thuận lợi để đắp nền và thi công những hạng mục cầu vượt trên tuyến. Toàn liên danh huy động 35 đội thi công, riêng Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8 có 15 đội. Đây cũng là đơn vị đầu tiên của liên danh đã thi công được khoảng 2km lớp subbase. Các đơn vị còn lại đang tập trung lực lượng để thi công lớp K95, K98.Giữa vùng quê yên bình xanh ngát lộc xuân, con đường đất đỏ rộng 34,5m nổi bật, tràn đầy sức sống. Mưa phùn, nền đường lu lèn chặt, đi lại êm thuận. Tuy nhiên Giám đốc Đỗ Văn Lượng vẫn khá ưu tư. Hỏi ra mới biết, ông lo lắng, nếu trời tiếp tục mưa và mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, bởi nếu quá ẩm sẽ không bảo đảm chất lượng lu lèn nền đường. Không chỉ thời tiết, những vướng mắc về GPMB cũng đang tác động tiêu cực đến dự án. Tại hạng mục thi công cầu qua sông Công, phía bên Thái Nguyên đã có mặt bằng, thì phía Sóc Sơn vẫn chưa có để thi công mố A1. Tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt khen ngợi về GPMB trong ngày khởi công năm nào, nay vẫn còn vướng mắc.
Trong tháng 4, bàn giao xong mặt bằng
Theo Ban Quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), đến nay vẫn còn vướng mắc trong GPMB ở khoảng 3,93km, tập trung nhiều tại Hà Nội (2,63km). Trong buổi làm việc mới đây, lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT đã thống nhất, yêu cầu các cơ quan chức năng hai bên quyết liệt đẩy nhanh tiến độ dự án quan trọng này. Đoạn qua Hà Nội dài 23,9km, thành phố đã bàn giao 96% diện tích cần GPMB, nhưng còn không ít tồn tại cần sớm giải quyết, đặc biệt là việc tái định cư. Khó khăn lớn nhất dẫn đến tồn tại kéo dài là vốn. Trước đây, huyện Gia Lâm đã phải ứng cả vốn ngân sách địa phương để chi trả cho các hộ dân.Tại cuộc họp mới đây, đại diện các huyện tiếp tục đề nghị bố trí đủ vốn cho công tác tái định cư và di chuyển các hạng mục hạ tầng, kỹ thuật như: điện, viễn thông… Đề nghị này lập tức được lãnh đạo Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội nhất trí. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 chuyển ngay 175 tỷ đồng cho các địa phương chi trả công tác GPMB đúng kế hoạch.
UBND TP Hà Nội cam kết xem xét bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ các khu tái định cư ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Lãnh đạo hai bên yêu cầu trong tháng 4/2012, các huyện phải bàn giao xong mặt bằng cho chủ đầu tư.
Trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan chức năng cũng đang tiếp tục vận động để người dân tự bàn giao phần diện tích còn lại, nếu không dự kiến trong tháng 3 sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi, bàn giao cho chủ đầu tư.
Về phía mình, Ban Quản lý dự án 2 cho biết, thời gian qua ban đã kiên quyết thay thế một số đơn vị năng lực thi công hạn chế để bảo đảm tiến độ các hạng mục, đồng thời yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh thi công bù đắp khối lượng đã bị chậm.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet