Quyền thừa kế của con nuôi
Hỏi: Ông nội tôi mất năm 2003, có để lại nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận (bà nội tôi mất đã lâu).
Cha tôi là con một, mất năm 2004; mẹ tôi đã mất trước đó. Khi còn sống, cha tôi có ra xã nhận một người con gái làm con nuôi (kêu tôi là anh). Vậy em nuôi của tôi có được thừa kế nhà đất trên của ông nội hay không?
- Trả lời:
Theo khoản 1a Điều 176 Bộ luật Dân sự, nếu ông nội bạn mất không để lại di chúc thì cha bạn là người con duy nhất được thừa kế theo pháp luật di sản của ông nội bạn để lại. Sau đó, khi cha bạn mất không để lại di chúc thì di sản của cha bạn được chia cho con đẻ, con nuôi của ông ấy.
Như vậy, nhà đất mà bạn nêu trong thư giờ là di sản của cha bạn (không phải của ông nội bạn). Người em nuôi của bạn được đồng thừa kế nhà đất đó với bạn theo nguyên tắc mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp không thể thỏa thuận về việc chia thừa kế, bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi có nhà đất để được xem xét, giải quyết.
- Trả lời:
Theo khoản 1a Điều 176 Bộ luật Dân sự, nếu ông nội bạn mất không để lại di chúc thì cha bạn là người con duy nhất được thừa kế theo pháp luật di sản của ông nội bạn để lại. Sau đó, khi cha bạn mất không để lại di chúc thì di sản của cha bạn được chia cho con đẻ, con nuôi của ông ấy.
Như vậy, nhà đất mà bạn nêu trong thư giờ là di sản của cha bạn (không phải của ông nội bạn). Người em nuôi của bạn được đồng thừa kế nhà đất đó với bạn theo nguyên tắc mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp không thể thỏa thuận về việc chia thừa kế, bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi có nhà đất để được xem xét, giải quyết.
LS TRẦN CÔNG LY TAO
(Theo PL TPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet