Tất cả điều có gia đình và ở riêng, chỉ có tôi và các con tôi là sống chung với ba tôi, trước kia giấy tờ nhà đất mang tên ba tôi.

Năm 2002 kê khai lại giấy tờ thì tôi là người đi khai (với sự đồng ý của ba tôi), năm 2005 tôi được cấp sổ đỏ và đến cuối năm 2005 thì ba tôi mất. Nay các em tôi quay về đòi tôi chia đất, vậy tôi phải chia như thế nào cho đúng, xin luật sư hãy tư vấn giúp tôi.

Xin chân thành cảm ơn!


[[email protected]]


Trả lời:

Khi ba bạn mất mà không để lại di chúc thì toàn bộ tài sản mà ba bạn để lại sẽ được xem là di sản thừa kế và sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế (Điều 675, Bộ Luật Dân sự 2005).

Hàng thứa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676, Bộ Luật Dân sự 2005) gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau (nhưng có xem xét đến phần công sức đóng góp, giúp tôn tạo, duy trì khối di sản trên).

Tuy nhiên, do trong thư của bạn không đề cập đến việc nhà đất trên là tài sản riêng của ba bạn hay là tài sản chung của ba và mẹ kế của bạn có trong thời kỳ hôn nhân. Nên chúng tôi tạm chia thành 2 trường hợp sau:

• Trường hợp 1: Nếu nhà đất trên là tài sản chung của ba bạn và mẹ kế của bạn, thì di sản ba bạn để lại sẽ là ½ giá trị nhà đất, và sẽ được chia đều cho tất cả các đồng thừa kế.

• Trường hợp 2: Nếu mảnh đất trên là tài sản riêng của ba bạn, thì toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho tất cả các đồng thừa kế.

Về thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế bạn có thể liên hệ với văn phòng công chứng gần nhất để biết rõ hơn.

(Theo Thanh niên)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME