Năm 2005, 5 anh chị em chúng tôi đã họp thống nhất phân chia đất của bố mẹ để lại thành 3 phần: 114m2 cho anh cả, 104m2 cho anh thứ hai và 80m2 chia cho 3 cô con gái do tôi đứng tên. Biên bản phân chia có trưởng họ, trưởng chi làm chứng và có xác nhận của UBND xã. Sau khi phân chia, phần của ai người đó sử dụng và đóng thuế nhà đất cho đến nay. Chúng tôi đang làm thủ tục cấp “sổ đỏ”. Năm 2006, 3 chị em chúng tôi xây nhà trên phần đất được chia thì anh cả đến đập phá và không cho chúng tôi xây. Xin hỏi: Chúng tôi có được quyền xây nhà trên đất đã được phân chia không? Anh cả phá tường chúng tôi xây là đúng hay sai? Anh cả nói sẽ chiếm giữ đất đủ 30 năm để có toàn quyền sở hữu thửa đất đó, như vậy có đúng không?

Ánh Tuyết (TP Hải Dương)

Trả lời:

Bố mẹ các chị chết không để lại di chúc, các anh chị em chị đã họp thống nhất việc phân chia tài sản của bố mẹ chị để lại và được UBND xã xác nhận và phần đất của ai được chia người đó đã đóng thuế nhà đất. Như vậy quyền sử dụng đối với phần đất được chia của mỗi người đã được Nhà nước công nhận và thuộc trường hợp đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 50 - Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, các chị có toàn quyền xây dựng nhà ở và các công trình khác trên phần đất hợp pháp của mình, tuy nhiên việc xây dựng công trình trên đất nếu thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định tại điều 62 - Luật Xây dựng năm 2003 thì trước khi xây dựng công trình, các chị phải xin phép và được cấp phép xây dựng.

Việc anh cả tự cho mình cái quyền đập phá công trình xây dựng của các chị là vi phạm pháp luật, nếu các chị xây dựng không xâm phạm vào đất của anh cả. Cho dù các chị xây dựng có giấy phép xây dựng hay không có giấy phép xây dựng, thì việc cưỡng chế phá dỡ tài sản thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định cưỡng chế phá dỡ và không ai có quyền xâm phạm đến tài sản của các chị. Việc hủy hoại tài sản của người khác nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm còn có thể bị khởi tố, truy tố về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại điều 143 - Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi năm 2009.

Thửa đất này là của bố mẹ các chị để lại, hơn nữa đã được phân chia cho các thừa kế một cách hợp pháp, không phải là đất vô chủ. Như vậy dù anh cả của chị có chiếm giữ thửa đất bao nhiêu năm thì nó cũng không thể thuộc quyền sở hữu của anh cả được, vì tài sản này là tài sản đã thuộc về các chị, là tài sản có căn cứ pháp luật.

LS. Bạch Tuyết Hoa
Văn phòng LS Phúc Thọ

(Theo ANTĐ)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME