"Quy hoạch sử dụng đất kiểu gì mà lạ vậy"?
"...sân bay để cỏ mọc, cảng biển không tầu nào vào, khu công nghiệp không ai đến"...là những câu hỏi đầy bức xúc của đại biểu Nguyễn Đình Quyền về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010.
Sáng nay (01/11), các đại biểu Quốc hội đã họp tại tổ để thảo luận về quy hoạch, kế hoạch sử dung đất giai đoạn 2011 - 2020.
Đa số các đại biểu cho rằng, cần phải làm rõ những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong 10 năm qua để rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, người từng có điều kiện tham gia “chắp bút” trong việc soạn luật đất đai 1993 cho biết, có hai điều quan trọng nhất trong luật đất đai, đó là điều kiện để thực hiện 6 quyền của tổ chức cá nhân trong việc sử dụng đất và những tiêu chí để quy hoạch và đặt kế hoạch sử dụng đất đai. “Đây là hai điều kiện mà nếu không có thì nhà nước sẽ mất quyền kiểm soát về đất đai. Tuy nhiên, mặc dù luật 1993 đã đưa ra những tiêu chí, sau đó được sửa đổi bổ sung 2003 - 2004 nhưng những tiêu chí đó cho đến nay vẫn không rõ, cho nên việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn rất chung và rất nhiều kẽ hở” - ông Nguyễn Đình Quyền thẳng thắn thừa nhận.
Theo đại biểu này, qua quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ 2001 đến nay, ông có thể khẳng định là “không thành công”.
“Làm gì có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai gì mà nhà nhà đi làm khu kinh tế, nhà nhà đi làm khu công nghiệp, nhà nhà đi làm sân golf, nhà nhà đi làm cảng biển, nhà nhà đi làm sân bay… Đây là sự thể hiện cái quy hoạch rất kém. Có những khu công nghiệp không ai vào, có những cảng không tàu nào vào, có những sân bay nằm chết đấy, tại sao lại nói là quy hoạch thành công được?” - đại biểu Quyền gay gắt nói.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Thị An thì đề nghị Bộ TN&MT cần phải có đánh giá xem các dự án khu công nghiệp, cảng biển, sân bay… đã lấy đi bao nhiêu phần trăm bờ xôi ruộng mật? Ngoài ra, đại biểu An cũng yêu cầu làm rõ, “đất sân golf một năm thu được bao nhiêu tiền, có bao nhiêu phần trăm là người nước ngoài đến chơi, bao nhiêu phần trăm là tiền từ trong nước đổ vào? Nếu thu được bao nhiêu nghìn tỷ thì “OK”, nhưng nếu không được bao nhiêu thì phải tính lại” .
Đại biểu này cũng nêu ý kiến băn khoăn về vấn đề đất ở: “Báo cáo cho rằng đất đô thị dành cho nhà ở rất nhiều, thống kê là bình quân 17,8m2, nhưng tôi thấy cái này có vấn đề. Ở Liên Xô, ở Nhật, bình quân người ta chỉ 10m2 thôi, còn ở ta nhiều thế sao lại vẫn thiếu nhà ở? Là vì có rất nhiều nhà đắp chiếu, người có hàng ngàn m2, nhưng nhiều người lại không có nhà để ở” - bà đại biểu Bùi Thị An đặt vấn đề.
Theo đại biểu này, các thành phố lớn cần đảm bảo người thu nhâp thấp có nhà để thuê, “chứ lương công như một số đại biểu Quốc hội ở đây, cả đời liệu có mua được nhà không, kể cả nhà thu nhập thấp?” - bà An nói.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch đất nông nghiệp, đại biểu Đào Văn Bình phân tích: “Theo kịch bản nước biển dâng thì đất lúa ở nước ta sẽ có nguy cơ mất rất nhiều, nhất là ĐBSCL, trong khi đó, dân thế giới đã 7 tỷ, rất cần lương thực xuất khẩu. Ngay chính tại Việt Nam, sắp 100 triệu người, sau này dự kiến giữ vững 120 triệu người, cần phải đảm bảo cho đủ lương thực, rồi thức ăn chăn nuôi. 3,8 triệu m2 rồi cũng có khi vẫn còn thiếu, nên dứt khoát không thể xuống 3,6 triệu được. Còn thiên tai nữa. Không cẩn thận thì con cháu chúng ta sau này sẽ đói”.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng dẫn chứng: “Kỳ vừa qua đồng chí Nghị Bí thư Thành uỷ Hà Nội xuống huyện Từ Liêm kiểm tra về tình hình trường mầm non đã nói một câumà tôi vô cùng tâm đắc: Đó là, bao nhiêu dự án chúng ta còn bố trí được, trong khi đó nhà trẻ lại không bố trí đất được? hay một tình trạng bất bình thường xảy ra là những trụ sở của các cơ quan xin chục năm nay không được, nhưng dự án xin một cái là có đất ngay.”
“Quy hoạch gì mà kỳ lạ vậy? mà lại không thuộc trách nhiệm của ai vậy? Đây là điều cực kỳ bất hợp lý trong việc quy hoạch, trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Làm không tốt cũng không ai chịu trách nhiệm!” - đại biểu Nguyễn Đình Quyền đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, đây chính là điều chứng minh rằng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 10 năm qua đã không thành công. “Rất lãng phí. Ví dụ, chúng ta đang ùn tắc giao thông, trong khi đó các trường đại học chúng ta chuyển lên Hà Tây (cũ - pv), hàng nghìn ha đất ở Hà Tây bỏ hoang, đoàn đại biểu Hà Nội khoá 12 đã tổ chức đi giám sát, hàng trăm ha đất của khu văn hoá các dân tộc trên Hà Tây cũng chỉ làm đúng 1 cái cổng thôi, 10 năm rồi để đấy. Dân bức xúc nhẩy vào cày cấy thì sinh ra chuyện tranh chấp. Hàng trăm hàng nghìn ha đất không được sử dụng thì không thể được gọi là thành công được. Tất cả những lợi ích địa phương tôi cho là chính đáng, nhưng vai trò điều hành điều tiết của các bộ ngành, vai trò xử lý và vai trò quy trách nhiệm của các Bộ ngành để đi đâu?”. - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói.
Cũng liên quan đến việc quy trách nhiệm, đại biểu Đinh Xuân thảo cho rằng, cần phải kiểm điểm trách nhiệm người đã tham mưu cho việc ra quyết định phân cấp quyền cho các địa phương, dẫn đến việc ồ ạt cấp phép các dự án sân golf.
Đa số các đại biểu cho rằng, cần phải làm rõ những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong 10 năm qua để rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Khu kinh tế Nhơn Hội (Quy Nhơn - Bình Định) hầu như không có doanh nghiệp nào đến làm ăn. Nguyên nhân được cho là quy hoạch không được tính toán khoa học |
Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, người từng có điều kiện tham gia “chắp bút” trong việc soạn luật đất đai 1993 cho biết, có hai điều quan trọng nhất trong luật đất đai, đó là điều kiện để thực hiện 6 quyền của tổ chức cá nhân trong việc sử dụng đất và những tiêu chí để quy hoạch và đặt kế hoạch sử dụng đất đai. “Đây là hai điều kiện mà nếu không có thì nhà nước sẽ mất quyền kiểm soát về đất đai. Tuy nhiên, mặc dù luật 1993 đã đưa ra những tiêu chí, sau đó được sửa đổi bổ sung 2003 - 2004 nhưng những tiêu chí đó cho đến nay vẫn không rõ, cho nên việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn rất chung và rất nhiều kẽ hở” - ông Nguyễn Đình Quyền thẳng thắn thừa nhận.
Theo đại biểu này, qua quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ 2001 đến nay, ông có thể khẳng định là “không thành công”.
“Làm gì có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai gì mà nhà nhà đi làm khu kinh tế, nhà nhà đi làm khu công nghiệp, nhà nhà đi làm sân golf, nhà nhà đi làm cảng biển, nhà nhà đi làm sân bay… Đây là sự thể hiện cái quy hoạch rất kém. Có những khu công nghiệp không ai vào, có những cảng không tàu nào vào, có những sân bay nằm chết đấy, tại sao lại nói là quy hoạch thành công được?” - đại biểu Quyền gay gắt nói.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Thị An thì đề nghị Bộ TN&MT cần phải có đánh giá xem các dự án khu công nghiệp, cảng biển, sân bay… đã lấy đi bao nhiêu phần trăm bờ xôi ruộng mật? Ngoài ra, đại biểu An cũng yêu cầu làm rõ, “đất sân golf một năm thu được bao nhiêu tiền, có bao nhiêu phần trăm là người nước ngoài đến chơi, bao nhiêu phần trăm là tiền từ trong nước đổ vào? Nếu thu được bao nhiêu nghìn tỷ thì “OK”, nhưng nếu không được bao nhiêu thì phải tính lại” .
Đại biểu này cũng nêu ý kiến băn khoăn về vấn đề đất ở: “Báo cáo cho rằng đất đô thị dành cho nhà ở rất nhiều, thống kê là bình quân 17,8m2, nhưng tôi thấy cái này có vấn đề. Ở Liên Xô, ở Nhật, bình quân người ta chỉ 10m2 thôi, còn ở ta nhiều thế sao lại vẫn thiếu nhà ở? Là vì có rất nhiều nhà đắp chiếu, người có hàng ngàn m2, nhưng nhiều người lại không có nhà để ở” - bà đại biểu Bùi Thị An đặt vấn đề.
Theo đại biểu này, các thành phố lớn cần đảm bảo người thu nhâp thấp có nhà để thuê, “chứ lương công như một số đại biểu Quốc hội ở đây, cả đời liệu có mua được nhà không, kể cả nhà thu nhập thấp?” - bà An nói.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch đất nông nghiệp, đại biểu Đào Văn Bình phân tích: “Theo kịch bản nước biển dâng thì đất lúa ở nước ta sẽ có nguy cơ mất rất nhiều, nhất là ĐBSCL, trong khi đó, dân thế giới đã 7 tỷ, rất cần lương thực xuất khẩu. Ngay chính tại Việt Nam, sắp 100 triệu người, sau này dự kiến giữ vững 120 triệu người, cần phải đảm bảo cho đủ lương thực, rồi thức ăn chăn nuôi. 3,8 triệu m2 rồi cũng có khi vẫn còn thiếu, nên dứt khoát không thể xuống 3,6 triệu được. Còn thiên tai nữa. Không cẩn thận thì con cháu chúng ta sau này sẽ đói”.
Sao không ai từ chức?
Liên quan đến những trách nhiệm dẫn đến việc không thành công trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đặt vấn đề: “Cách mạng văn hoá nhà nhà làm thép của Trung Quốc, nhưng chúng ta vẫn dẫm chân vào vết xe đổ, đó là do lợi ích nhóm, lợi ích địa phương, lợi ích cát cứ… nhưng đứng trên tổng thể của quản lý vĩ mô thì Nhà nước điều chỉnh, lãnh đạo các bộ ngành đi đâu?”Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng dẫn chứng: “Kỳ vừa qua đồng chí Nghị Bí thư Thành uỷ Hà Nội xuống huyện Từ Liêm kiểm tra về tình hình trường mầm non đã nói một câumà tôi vô cùng tâm đắc: Đó là, bao nhiêu dự án chúng ta còn bố trí được, trong khi đó nhà trẻ lại không bố trí đất được? hay một tình trạng bất bình thường xảy ra là những trụ sở của các cơ quan xin chục năm nay không được, nhưng dự án xin một cái là có đất ngay.”
“Quy hoạch gì mà kỳ lạ vậy? mà lại không thuộc trách nhiệm của ai vậy? Đây là điều cực kỳ bất hợp lý trong việc quy hoạch, trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Làm không tốt cũng không ai chịu trách nhiệm!” - đại biểu Nguyễn Đình Quyền đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, đây chính là điều chứng minh rằng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 10 năm qua đã không thành công. “Rất lãng phí. Ví dụ, chúng ta đang ùn tắc giao thông, trong khi đó các trường đại học chúng ta chuyển lên Hà Tây (cũ - pv), hàng nghìn ha đất ở Hà Tây bỏ hoang, đoàn đại biểu Hà Nội khoá 12 đã tổ chức đi giám sát, hàng trăm ha đất của khu văn hoá các dân tộc trên Hà Tây cũng chỉ làm đúng 1 cái cổng thôi, 10 năm rồi để đấy. Dân bức xúc nhẩy vào cày cấy thì sinh ra chuyện tranh chấp. Hàng trăm hàng nghìn ha đất không được sử dụng thì không thể được gọi là thành công được. Tất cả những lợi ích địa phương tôi cho là chính đáng, nhưng vai trò điều hành điều tiết của các bộ ngành, vai trò xử lý và vai trò quy trách nhiệm của các Bộ ngành để đi đâu?”. - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói.
Cũng liên quan đến việc quy trách nhiệm, đại biểu Đinh Xuân thảo cho rằng, cần phải kiểm điểm trách nhiệm người đã tham mưu cho việc ra quyết định phân cấp quyền cho các địa phương, dẫn đến việc ồ ạt cấp phép các dự án sân golf.
(Theo Vnmedia)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet