Quy định mới về cấp phép xây dựng: Mừng ít, lo nhiều
Sắp tới sẽ có thêm các quy định mới về giấy phép xây dựng khiến nhiều địa phương vừa mừng vừa lo vì những "yêu cầu cao" của nó.
Ngày 3-11, tại Tp.HCM, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo “Dự thảo nghị định về giấy phép xây dựng (GPXD) và quản lý xây dựng theo giấy phép” khu vực phía Nam để bàn sâu các vấn đề đang được người dân quan tâm: căn cứ, điều kiện cấp GPXD, GPXD tạm, trường hợp miễn GPXD…
Theo nội dung dự thảo, GPXD (bao gồm cả GPXD tạm) được cấp cho các loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nhà ở riêng lẻ… trong trường hợp xây mới, cải tạo, sửa chữa và di dời. Một trong những căn cứ để cấp GPXD là quy hoạch: quy hoạch chi tiết đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng. Trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và ý kiến chấp thuận của UBND cấp tỉnh đối với các công trình còn lại. Theo ông Hoàng Thọ Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý hoạt động xây dựng, căn cứ này là để thúc đẩy các địa phương nhanh chóng hoàn thành quy hoạch chi tiết.
Tuy nhiên, quy định này khiến rất nhiều địa phương lo lắng vì hầu hết tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết đều đang rất chậm. Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM, băn khoăn: “Nếu căn cứ vào quy hoạch chi tiết, có lẽ Tp.HCM sẽ không cấp được giấy phép nào bởi quy hoạch chi tiết hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, nếu không muốn nói là không có. toàn TP chỉ có thiết kế đô thị 4 ô phố nhỏ trước Hội trường Thống Nhất. Tuy nhiên, hiện nay TP đang áp dụng cấp giấy phép quy hoạch, vậy có thể căn cứ vào quy hoạch phân khu và giấy phép quy hoạch để cấp GPXD hay không?”.
Đồng tình với ông Toàn, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh cho rằng 10 năm nữa cũng không thể thực hiện quy hoạch chi tiết cho tất cả các đô thị của Việt Nam vì chi phí quá cao và địa phương cũng làm không xuể. Vì thế, quy hoạch chi tiết nên áp dụng cho dự án, còn góc độ quản lý địa phương chỉ nên dừng lại ở quy hoạch phân khu.
Đại diện sở Xây dựng Đồng Tháp cho rằng nên bỏ các quy định về thuê thiết kế xây dựng có đủ điều kiện, năng lực và thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định bởi công trình tạm và sẽ tháo dỡ trong thời gian nhất định không cần tư vấn thiết kế. Chưa kể hồ sơ xin cấp GPXD tạm còn bao gồm cả bản vẽ kết cấu chịu lực, bản vẽ thiết kế…, theo các địa phương, sẽ “đội” thêm thủ tục, chi phí cho người dân cũng như áp lực lưu văn bản cho cơ quan quản lý một cách không cần thiết. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng dù là công trình tạm cũng cần phải bảo đảm an toàn thi công và người dân phải có khâu tư vấn, thiết kế.
Theo ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM, đơn vị soạn thảo nên xác định tư tưởng chủ đạo của nghị định: Cấp phép để làm gì? “Nếu để quản lý theo quy hoạch, không gian kiến trúc thì có cần đưa thêm cả chất lượng xây dựng công trình vào không vì cơ quan Nhà nước sẽ quản lý không xuể và có thể giẫm chân Nghị định 29 về quản lý chất lượng công trình xây dựng? Nếu cần thiết chỉ nên quy định về chất lượng công trình vào quản lý sau cấp phép”- ông Tuyến đề xuất.
Ông Khánh cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa dự thảo nghị định và sẽ trình lên Chính phủ trong năm nay.
Quy hoạch chi tiết hay phân khu?
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Bùi Phạm Khánh, cho biết số công trình xây dựng sai phép, không phép vẫn còn nhiều mà một trong những nguyên nhân là vì các quy định chưa chặt chẽ. Vì vậy, Bộ Xây dựng đã kiến nghị và được Chính phủ chấp nhận làm cơ quan đầu mối biên soạn dự thảo nghị định về GPXD nhằm tăng cường công tác quản lý xây dựng.Theo nội dung dự thảo, GPXD (bao gồm cả GPXD tạm) được cấp cho các loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nhà ở riêng lẻ… trong trường hợp xây mới, cải tạo, sửa chữa và di dời. Một trong những căn cứ để cấp GPXD là quy hoạch: quy hoạch chi tiết đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng. Trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và ý kiến chấp thuận của UBND cấp tỉnh đối với các công trình còn lại. Theo ông Hoàng Thọ Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý hoạt động xây dựng, căn cứ này là để thúc đẩy các địa phương nhanh chóng hoàn thành quy hoạch chi tiết.
Nếu dùng quy hoạch chi tiết làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng sẽ “trói chân” rất nhiều địa phương. Ảnh: Tấn Thạnh |
Tuy nhiên, quy định này khiến rất nhiều địa phương lo lắng vì hầu hết tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết đều đang rất chậm. Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM, băn khoăn: “Nếu căn cứ vào quy hoạch chi tiết, có lẽ Tp.HCM sẽ không cấp được giấy phép nào bởi quy hoạch chi tiết hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, nếu không muốn nói là không có. toàn TP chỉ có thiết kế đô thị 4 ô phố nhỏ trước Hội trường Thống Nhất. Tuy nhiên, hiện nay TP đang áp dụng cấp giấy phép quy hoạch, vậy có thể căn cứ vào quy hoạch phân khu và giấy phép quy hoạch để cấp GPXD hay không?”.
Đồng tình với ông Toàn, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh cho rằng 10 năm nữa cũng không thể thực hiện quy hoạch chi tiết cho tất cả các đô thị của Việt Nam vì chi phí quá cao và địa phương cũng làm không xuể. Vì thế, quy hoạch chi tiết nên áp dụng cho dự án, còn góc độ quản lý địa phương chỉ nên dừng lại ở quy hoạch phân khu.
Rườm rà
Quy định về cấp GPXD tạm có thể coi là một tiến bộ, giải quyết tình trạng rất nhiều khu đất đã có quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch, gây ảnh hưởng và bức xúc đối với người dân. Tuy nhiên, một số quy định về cấp GPXD tạm vẫn còn rườm rà, làm khó người dân.Đại diện sở Xây dựng Đồng Tháp cho rằng nên bỏ các quy định về thuê thiết kế xây dựng có đủ điều kiện, năng lực và thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định bởi công trình tạm và sẽ tháo dỡ trong thời gian nhất định không cần tư vấn thiết kế. Chưa kể hồ sơ xin cấp GPXD tạm còn bao gồm cả bản vẽ kết cấu chịu lực, bản vẽ thiết kế…, theo các địa phương, sẽ “đội” thêm thủ tục, chi phí cho người dân cũng như áp lực lưu văn bản cho cơ quan quản lý một cách không cần thiết. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng dù là công trình tạm cũng cần phải bảo đảm an toàn thi công và người dân phải có khâu tư vấn, thiết kế.
Theo ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM, đơn vị soạn thảo nên xác định tư tưởng chủ đạo của nghị định: Cấp phép để làm gì? “Nếu để quản lý theo quy hoạch, không gian kiến trúc thì có cần đưa thêm cả chất lượng xây dựng công trình vào không vì cơ quan Nhà nước sẽ quản lý không xuể và có thể giẫm chân Nghị định 29 về quản lý chất lượng công trình xây dựng? Nếu cần thiết chỉ nên quy định về chất lượng công trình vào quản lý sau cấp phép”- ông Tuyến đề xuất.
Ông Khánh cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa dự thảo nghị định và sẽ trình lên Chính phủ trong năm nay.
Phải theo luật Theo ông Hoàng Thọ Vinh, việc cấp GPXD theo quy hoạch chi tiết đã được luật quy định, bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp khu vực ngoài đô thị hoặc trong khu vực đô thị hiện hữu chưa có quy hoạch chi tiết thì căn cứ vào tổng mặt bằng dự án hoặc tổng mặt bằng công trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. |
(Theo NLD)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet