Quy định cấp phép xây dựng: Khi nói miễn...

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng cho công trình nhà ở cao tầng CT3 thuộc Khu đô thị mới C2 - Dự án Gamuda (tại phường Trần Phú, Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Hướng dẫn này đã gây không ít băn khoăn cho các nhà đầu tư BĐS.

Theo hướng dẫn của Bộ, căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng (Nghị định 64/CP), thì công trình thuộc Dự án Khu đô thị mới Gamuda không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, theo điểm h, khoản 1, Điều 2, Nghị quyết 43/NQ-CP ngày 6/6/2014 của Chính phủ thì công trình của dự án thuộc khu vực đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 không yêu cầu thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng.

Do vậy, Bộ Xây dựng xét thấy, công trình đã có quy hoạch chi tiết 1/500 nên được xem xét miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng, thiết kế của công trình phải được lập, thẩm định theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2014 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; đồng thời phải thực hiện các yêu cầu của pháp luật về quản lý công trình được miễn giấy phép xây dựng. 

Giấy phép xây dựng Dự án Gamuda
Dự án Gamuda (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội)

Lúc bảo không!

Thế nhưng đáng chú ý là cách đó không lâu, chính Bộ Xây dựng lại có công văn trả lời nhiều doanh nghiệp bất động sản đang gặp vướng mắc khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng với nội dung khác hẳn.

Theo đó, Bộ Xây dựng cho rằng, thực tế, tại các dự án đô thị được phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 và được miễn giấy phép xây dựng, có đến 90% nhà dân tự xây không theo quy hoạch (tăng mật độ, sai vị trí, sai khoảng lùi…) và sai thiết kế mẫu đã được duyệt. Vì thế mà có đến 70% nhà dân tự xây không thể làm được giấy chứng nhận sở hữu tài sản (sổ hồng), mà chỉ có thể làm chứng nhận sử dụng đất (sổ đỏ) do xây dựng sai thiết kế nhà mẫu.

Thậm chí một số dự án có nhiều công trình nhà cao tầng, nhà ở có quy mô lớn khi triển khai thiết kế bản vẽ xây dựng lại sai khác với nhà mẫu và quy hoạch 1/500.

Với thực tế này,Theo Bộ Xây dựng, để đảm bảo an toàn chất lượng công trình, chủ đầu tư cần phải xin giấy phép xây dựng đối với công trình này.

Như vậy, thời điểm trước ngày Nghị định 64 có hiệu lực, Dự án Khu đô thị mới Gamuda và nhiều dự án tương tự trên cả nước đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng. Nhưng sau khi nghị định này có hiệu lực, các dự án trên sẽ phải xin giấy phép xây dựng.

Sau hơn 2 năm áp dụng, với nhiều bất cập nảy sin, Chính phủ đã phải điều chỉnh tại Nghị quyết 43 theo hướng miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo Luật Xây dựng sửa đổi thì từ ngày 1/1/2015 tới đây, các loại dự án trên lại phải xin giấy phép xây dựng.

Trao đổi với báo giới, lãnh đạo một số doanh nghiệp bất động sản cho rằng, các chủ đầu tư không biết đường nào mà lần với việc hướng dẫn luật “thế nào cũng được” như trên. Những chủ đầu tư “nhanh chân” khởi công dự án trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực có thể sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc vì không phải đi xin giấy phép xây dựng.  

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME