Sai từ phường

Bờ kè đá do ông Huy xây để ngăn nước ở trên cao đổ vào nhà thì chính quyền địa phương lại cho rằng chính ông tự phân định ranh giới đất với nhà ông Vượng.



Bằng chứng pháp lý quan trọng nhất để phân định quyền sở hữu đất giữa nhà ông Huy và ông Vượng là tờ bản đồ số 28 của P.Giếng Đáy, được vẽ năm 1998. Theo đó, diện tích của ông Huy là 1.367,6m2 ở thửa số 25; diện tích của nhà ông Vượng là 802,1m2 ở thửa số 26. Cả hai mảnh đất trên được Nhà máy gạch Giếng Đáy giao cho hai ông từ năm 1976.

Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp, UBND P.Giếng Đáy lại loại bỏ những chứng cứ pháp lý này, mà tập trung lấy ý kiến của các hộ dân xung quanh. Trong 4 cuộc đối thoại lấy ý kiến của tổ dân phố, mỗi cuộc đối thoại lại có sự thay đổi về thành phần tham gia.

Khi PV Lao Động đặt câu hỏi với ông Trần Tuấn Anh - cán bộ địa chính P.Giếng Đáy - liệu những người dự đối thoại có định cư ở đây cùng thời với ông Huy và ông Vượng không, thì ông Anh nói... không nắm được.
Tuy nhiên, theo luật, không thể căn cứ vào ý kiến của người dân khu phố để quyết định mảnh đất trên thuộc về ai; trong khi những lập luận về hiện trạng sử dụng mảnh đất trên của UBND P.Giếng Đáy hết sức vô lý và tùy tiện.

Tùy tiện suy luận

Trong khi cả ông Huy và ông Vượng đều cho rằng mình trồng một số cây lâu năm trên diện tích 82,3m2 thì các cơ quan chức năng chỉ dựa vào nhận định của thiểu số, như của ông tổ trưởng tổ dân phố số 4: “Tôi có đi qua nhiều lần, có nhìn thấy ông Vượng canh tác trên khu đất 82,3m2, nhưng chưa thấy ông Huy làm vườn bao giờ”.

 

Sơ đồ mốc diện tích đất nhà ông Huy, rộng 1.367,6 mét vuông, được lập năm 1998. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh “nhận” sai sót khi đo thừa phần in đậm.


Thực tế, giữa mảnh đất 82,3m2 này và khu đất nhà ông Vượng trước đây không có hàng rào kiên cố. Hơn nữa, theo ông Huy, trước đây ông làm lãnh đạo một DN nên cũng không để ý tới làm vườn.

Việc cả UBND TP.Hạ Long và Sở TNMT Quảng Ninh dựa vào sự chênh cốt nền từ 1 - 1,5m giữa diện tích 82,3m2 với diện tích còn lại của nhà ông Huy để kết luận mảnh đất đó không phải là của ông Huy cũng thiếu thuyết phục. Theo cách suy đoán này, đã là đất của một hộ thì phải nằm chung trên một mặt phẳng?

Trong khi đó, việc ông Huy xây bờ kè đá cao giữa hai phần đất của mình để ngăn nước mưa từ phần cao tràn vào nhà thì lại được chính quyền địa phương cho rằng, chính ông tự phân định ranh giới giữa đất của ông với nhà ông Vượng.

Liên quan đến chữ ký giáp ranh của mình lên diện tích 82,3m2 để ông Vượng bán vào năm 2003, ông Huy cho biết, ông chỉ xác nhận ông Vượng là hộ liền kề, nhưng không để ý tới bán mảnh đất nào vì trước  đó ông bà Vượng cũng đã vài lần cắt đất bán.

Có thể nói rằng, cũng như UBND P.Giếng Đáy, sau khi phớt lờ giấy tờ hợp pháp của ông Huy, cả UBND TP.Hạ Long và Sở TNMT Quảng Ninh đã dựa vào những chứng cứ hết sức vô lý như trên để quyết định mảnh đất 82,3m2 thuộc về gia đình ông Vượng.

Không dừng ở đó, Sở TNMT còn “nhận” sai sót trong việc vẽ sơ đồ đất giữa nhà ông Huy và ông Vượng năm 1998, đồng thời “xin nhận khuyết điểm và sẽ có trách nhiệm đính chính lại theo quy định”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME