Nghị quyết 01/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 2/1 vừa qua đã nêu rõ mục tiêu: Đến năm 2015 các địa phương phải cơ bản hoàn thành các dự án xây dựng cơ bản hiện còn đang trong tình trạng thi công dở dang.

Trong năm 2014, theo tinh thần của Nghị quyết 01, Chính phủ sẽ siết chặt hơn các dự án BT đặc biệt các dự án có sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước.

Nhiều dự án BT đã gây thất thoát lớn cho nguồn ngân sách Nhà nước.

Nhiều năm qua, việc buông lỏng trong quản lý các dự án BT tại các địa phương đã gây nên nhiều hệ lụy. Thậm chí không ít doanh nghiệp đã lợi dụng những “khe hở” từ chính sách để thực hiện các chiêu trò “thổi giá” công trình lên cao nhằm trục lợi. Các dự án BT hầu như đều “ưa chuộng” mảng làm cầu, đường, hạ tầng để đổi lấy đất xây đô thị và nhà ở vì đây là lĩnh vực tạo lợi nhuận cao.

Kết luận thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nguyên nhân trực tiếp việc tổng mức đầu tư của các dự án BT có sự sai lệch lớn là do các nhà đầu tư tự đề xuất, tự lập dự án đầu tư nên đã đưa thêm khối lượng; tính không đúng đơn giá, định mức, tỷ lệ chi phí làm tăng giá trị tổng mức đầu tư của dự án BT.

Mục đích của việc cố tình thổi giá này nhằm đội giá công trình lên cao để được giao thêm nhiều đất. Thực tế kết quả công tác thanh kiểm tra một số dự án BT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian qua đã cho thấy rõ điều này.

Nhiều lời cảnh báo đã được các chuyên gia đưa ra trong suốt thời gian qua, tập trung lại có 2 vấn đề chính: Thứ nhất, chủ đầu tư sẽ đưa ra giá dự toán các công trình nhiều khi quá cao so với thực tế đầu tư, sẽ phát sinh tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí khi được sự thỏa thuận, chấp nhận của các cơ quan liên quan.

Thứ hai là giá trị đất trả cho nhà đầu tư bao giờ cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường, chưa nói đến những “ưu tiên”, “ ưu đãi” đặc biệt khác dành cho các chủ đầu tư. Do đó, bằng những chiêu trò tinh vi để thổi giá lên cao ngất ngưởng, trong khi nhiều doanh nghiệp hưởng lợi lớn thì ngân sách Nhà nước ngày càng có nguy cơ bị thâm hụt nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 24/12/2013 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đề nghị Chính phủ chấm dứt hình thức hợp đồng BT dưới hình thức thanh toán cho nhà đầu tư bằng tiền.

Bộ trưởng Vinh phân tích, có thời điểm doanh nghiệp vay lãi suất 17% để làm đường, số tiền làm một con đường thành 2 con đường. "Tôi đề nghị Chính phủ loại bỏ hình thức này".

Nghị quyết 01 năm 2014 vừa được Chính phủ ban hành đã thể hiện quyết tâm chấm dứt tình trạng trên của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát lại thiết kế, dự toán các dự án, công trình, loại bỏ các hạng mục không cần thiết, sử dụng vật liệu, thiết bị đắt tiền, lãng phí làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý.

Tiến hành rà soát các dự án BT đang thực hiện dở dang để có biện pháp cân đối vốn khả thi hoặc dừng, giãn tiến độ thực hiện khi chưa cân đối được vốn đầu tư tránh gây lãng phí cả về quỹ đất lẫn kinh phí thực hiện, ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh tại các khu vực có dự án đầu tư. Quan trọng hơn, Chính phủ yêu cầu chấm dứt khởi công các dự án dưới hình thức BT sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước...

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME