Quận Long Biên (Hà Nội): Hai mức giá áp dụng cho cùng một dự án
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh về các khiếu kiện của người dân đối với chế độ bồi thường không hợp lý khi bị giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai. Riêng tại quận Long Biên, Hà Nội, chế độ quản lý, thu hồi và bồi thường đất đai đang là một “vấn nạn” cần được giải quyết dứt điểm.
Để thực hiện “Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại phường Long Biên, quận Long Biên, ngày 11/01/2005, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định 186/QĐ-UB thu hồi 71.754m2 đất tại phường Long Biên, quận Long Biên với hiện trạng là “đất nông nghiệp và một số nhà tạm do UBND phường Long Biên đang quản lý và các hộ gia đình sử dụng để sản xuất nông nghiệp”.
Cụ thể hóa quyết định 186/QĐ-UB, UBND quận Long Biên đã ban hành quyết định số 1463/QĐ-UB ngày 30/9/2005 thu hồi 47.926,95m2 đất nông nghiệp do 190 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.
Thế nhưng, khi bắt đầu triển khai kế hoạch thu hồi đất tại Dự án này, một lần nữa UBND quận Long Biên đã “tự biên, tự diễn” cùng lúc áp dụng nhiều chế độ khác nhau cho tập thể 190 hộ dân, khiến cho nhiều hộ dân vẫn không “cam lòng” nhận bồi thường.
Điều này chứng tỏ, Hội đồng BT, HT và TĐC có thể linh hoạt “du di” mức giá đất bồi thường từ 108.000đ lên 252.000đ mà vẫn nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Vấn đề là, nếu thế tại sao Hội đồng BT, HT và TĐC lại cố tình không áp dụng mức giá có lợi hơn cho dân để cho khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín của UBND quận Long Biên?
Đó còn chưa kể, Hội đồng BT, HT và TĐC không hề tính đến quyền lợi của các hộ dân này theo quy định đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Theo quy định này thì “ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến 50% giá đất ở liền kề; mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương”.
Tuy nhiên, tại dự án này, không phải ai đủ tiêu chuẩn cũng được cấp tái định cư và không phải ai được cấp tái định cư cũng đủ…tiêu chuẩn.
Theo đơn kêu cứu của 21 hộ dân, một số trường hợp như hộ gia đình bà Lương Thị Oanh, ông Trần Văn Sung tuy cũng có nhà cấp 4 trên đất, có hộ khẩu tại nơi cư trú nhưng không được xem xét tái định cư. Ngược lại, hộ bà Lương Thị Thẩm tuy không ăn ở tại nơi này, cũng không có nhà cửa xây trên đất vẫn “ung dung” nhận được 01 suất tái định cư.
Cá biệt, trường hợp của hộ gia đình ông Trần Quang Phiệt vì không chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ do Ban dự án đưa ra mà đã dẫn đến kết cục đau lòng. Trên diện tích đất bị thu hồi của gia đình ông là nơi ở của gia đình 02 người con gái. Nhưng Hội đồng bồi thường chỉ xem xét cấp tái định cư cho 01 suất đất. Vì quá nghèo không thể lo được chỗ ở cho con, lại là gia đình chính sách (mẹ của ông Phiệt là bà mẹ liệt sỹ), ông Phiệt dứt khoát phản đối phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vì thế, khi UBND quận Long Biên tiến hành cưỡng chế, ông và gia đình đã có những hành động quá khích. Hậu quả là người con trai của ông đã trở nên tật nguyền, mẹ già cũng bị lực lượng cưỡng chế xịt hơi cay vào mắt. Đau đớn hơn, cũng do quá suy nghĩ đến việc này, mẹ và vợ của ông Phiệt đã lâm vào cảnh ốm đau mà chết, ông cùng lúc mất đi 02 người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời. Vậy nhưng, đến nay, sau bao mất mát, ông Phiệt vẫn mỏi mòn chờ đợi chính quyền xem xét mà cấp thêm 01 suất tái định cư cho con gái ông theo quy định của pháp luật.
Nhận thấy chính sách bồi thường không thỏa đáng, 21 hộ dân, đại diện đứng đơn là bà Nguyễn Thị Thủy, sinh năm 1958, trú tại Cụm Trạm, phường Long Biên đã không chấp nhận nhận mức bồi thường theo Hội đồng BT, HT và TĐC đưa ra mà khẩn thiết kêu cứu đến nhiều cấp chính quyền. Ngày 16/05/2012, trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã ban hành văn bản số 1263/TDTW “chuyển nội dung phản ánh của bà Thủy đến Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội để chỉ đạo kiểm tra, xem xét, trả lời công dân”. Và mới đây nhất, ngày 12/07/2012, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sơn đã chuyển đơn thư của bà đến UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có bất kỳ cơ quan có trách nhiệm nào đứng ra giải quyết vụ việc này.
Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết thấu đáo quyền lợi của của người dân, tránh để quận Long Biên trở thành một “điểm đen” về thu hồi đất giữa thủ đô 4.000 năm văn hiến.
Cụ thể hóa quyết định 186/QĐ-UB, UBND quận Long Biên đã ban hành quyết định số 1463/QĐ-UB ngày 30/9/2005 thu hồi 47.926,95m2 đất nông nghiệp do 190 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.
Thế nhưng, khi bắt đầu triển khai kế hoạch thu hồi đất tại Dự án này, một lần nữa UBND quận Long Biên đã “tự biên, tự diễn” cùng lúc áp dụng nhiều chế độ khác nhau cho tập thể 190 hộ dân, khiến cho nhiều hộ dân vẫn không “cam lòng” nhận bồi thường.
Hai mức giá áp dụng cho cùng một dự án
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Hội đồng BT, HT và TĐC) thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại phường Long Biên đã có phương án bồi thường chi tiết đối với 190 hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, mức giá bồi thường đất nông nghiệp không đồng đều. Phần lớn các hộ gia đình, cá nhân đều được áp dụng mức bồi thường là 108.000đ/m2. Nhưng có 03 hộ mang tên ông Trần Như Hiệu, ông Trần Quang Phiệt và bà Nguyễn Thị Lan cùng thuộc đối tượng bị thu hồi, cùng một hạng đất, loại đất nông nghiệp, thì lại được đề nghị hưởng mức giá 252.000đ/m2. Thú vị là, 03 hộ được “ưu ái” áp dụng mức giá bồi thường trên chính là 03 “thủ lĩnh” thay mặt tập thể nhân dân để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật.Điều này chứng tỏ, Hội đồng BT, HT và TĐC có thể linh hoạt “du di” mức giá đất bồi thường từ 108.000đ lên 252.000đ mà vẫn nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Vấn đề là, nếu thế tại sao Hội đồng BT, HT và TĐC lại cố tình không áp dụng mức giá có lợi hơn cho dân để cho khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín của UBND quận Long Biên?
Đó còn chưa kể, Hội đồng BT, HT và TĐC không hề tính đến quyền lợi của các hộ dân này theo quy định đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Theo quy định này thì “ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến 50% giá đất ở liền kề; mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương”.
Người được cấp tái định cư, kẻ cứ…mỏi mòn chờ đợi
Không chỉ áp dụng hai mức giá khác nhau, chính sách tái định cư mà Hội đồng BT, HT và TĐC áp dụng cũng gây nhiều tranh cãi không kém. Theo Điều 4 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: (1). Bồi thường bằng nhà ở; (2) Bồi thường bằng giao đất ở mới; (3) Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mớiTuy nhiên, tại dự án này, không phải ai đủ tiêu chuẩn cũng được cấp tái định cư và không phải ai được cấp tái định cư cũng đủ…tiêu chuẩn.
Theo đơn kêu cứu của 21 hộ dân, một số trường hợp như hộ gia đình bà Lương Thị Oanh, ông Trần Văn Sung tuy cũng có nhà cấp 4 trên đất, có hộ khẩu tại nơi cư trú nhưng không được xem xét tái định cư. Ngược lại, hộ bà Lương Thị Thẩm tuy không ăn ở tại nơi này, cũng không có nhà cửa xây trên đất vẫn “ung dung” nhận được 01 suất tái định cư.
Cá biệt, trường hợp của hộ gia đình ông Trần Quang Phiệt vì không chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ do Ban dự án đưa ra mà đã dẫn đến kết cục đau lòng. Trên diện tích đất bị thu hồi của gia đình ông là nơi ở của gia đình 02 người con gái. Nhưng Hội đồng bồi thường chỉ xem xét cấp tái định cư cho 01 suất đất. Vì quá nghèo không thể lo được chỗ ở cho con, lại là gia đình chính sách (mẹ của ông Phiệt là bà mẹ liệt sỹ), ông Phiệt dứt khoát phản đối phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vì thế, khi UBND quận Long Biên tiến hành cưỡng chế, ông và gia đình đã có những hành động quá khích. Hậu quả là người con trai của ông đã trở nên tật nguyền, mẹ già cũng bị lực lượng cưỡng chế xịt hơi cay vào mắt. Đau đớn hơn, cũng do quá suy nghĩ đến việc này, mẹ và vợ của ông Phiệt đã lâm vào cảnh ốm đau mà chết, ông cùng lúc mất đi 02 người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời. Vậy nhưng, đến nay, sau bao mất mát, ông Phiệt vẫn mỏi mòn chờ đợi chính quyền xem xét mà cấp thêm 01 suất tái định cư cho con gái ông theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sơn đã chuyển đơn thư của bà Thủy đến UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu giải quyết |
Nhận thấy chính sách bồi thường không thỏa đáng, 21 hộ dân, đại diện đứng đơn là bà Nguyễn Thị Thủy, sinh năm 1958, trú tại Cụm Trạm, phường Long Biên đã không chấp nhận nhận mức bồi thường theo Hội đồng BT, HT và TĐC đưa ra mà khẩn thiết kêu cứu đến nhiều cấp chính quyền. Ngày 16/05/2012, trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã ban hành văn bản số 1263/TDTW “chuyển nội dung phản ánh của bà Thủy đến Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội để chỉ đạo kiểm tra, xem xét, trả lời công dân”. Và mới đây nhất, ngày 12/07/2012, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sơn đã chuyển đơn thư của bà đến UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có bất kỳ cơ quan có trách nhiệm nào đứng ra giải quyết vụ việc này.
Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết thấu đáo quyền lợi của của người dân, tránh để quận Long Biên trở thành một “điểm đen” về thu hồi đất giữa thủ đô 4.000 năm văn hiến.
Trao đổi với PV về trách nhiệm trong trường hợp thực hiện bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức gây ra, luật sư Phan Thị Lam Hồng, Phó Trưởng Văn phòng luật sư Interla (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Theo quy định của pháp luật về đất đai, tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì: “Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBND cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”. Như vậy, nếu chứng minh được việc bồi thường chậm do Hội đồng BT, HT và TĐC thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại phường Long Biên gây ra thì các hộ dân chưa nhận tiền bồi thường hoàn toàn có thể được nhận mức bồi thường theo giá đất mới tại thời điểm trả tiền bồi thường. |
(Theo Dân trí)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet