Praha- thành phố đến từ giấc mơ
Thành phố mãi mãi là câu chuyện kể của những mốc thời gian, của những triều đại tôn thờ cái đẹp, tôn thờ nghệ thuật.
Praha hấp dẫn bằng nhiều vẻ đẹp và vô cùng duyên dáng bởi các bí ấn luôn hé mở theo từng bước chân đi.
Năm 1257 vua Premysl Otakar II cho xây thêm khu Mala Strana. Praha trở thành thủ đô lẫy lừng dưới triều hoàng đế Charles IV. Cây cầu Charles, nhà thờ Saint-Guy và khu Nove Mesto rộng lớn là những công trình tiêu biểu của thời kỳ này.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Praha là nơi hội tụ nhiều những phong cách nghệ thuật và kiến trúc, từ Roman, Gothique, Phục hưng, Barốc, Tân nghệ thuật, cả phong cách lập thể... Hầu hết các công trình kiến trúc đều được xây bằng đá hoa cương và được chạm khắc công phu, nghệ thuật.
Nếu Praha là một bức tranh thì đó là bức tranh mà các nghệ nhân đã chuyền tay nhau tô vẽ, hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm.
Và đây mới là điều kỳ diệu hơn cả: không như các thành phố khác của châu Âu, qua bao biến động lịch sử, dâu bể đời người, những cuộc chiến tranh tàn khốc, Praha chẳng suy suyển chi nhiều, và khi bước ra khỏi thế chiến II, thành phố gần như nguyên vẹn thuở sinh thành. Đặc biệt sau cuộc cách mạng Nhung 1989, Praha lại được điểm tô bởi nhiều nguồn đầu tư nước ngoài và những dự án trùng tu, trong đó có dự án dành cho hàng triệu triệu khách du lịch mà thành phố đón tiếp mỗi năm.
Cũng tại đây, một toà lâu đài cổ được dùng làm dinh Tổng thống; trụ sở của các Bộ, Ngành và khu ngoại giao đoàn.
Bên bờ hữu ngạn là Staro Mesto - khu phố cổ. Không xa với Stano Mesto là Nove Mesto - khu phố mới, trung tâm của Praha hiện đại với những đại lộ thênh thang và quảng trường Venceslas danh tiếng. Khu phố cổ là nơi đô hội nhất: những con đường xe ngựa nho nhỏ, cong cong; những ngôi nhà ngót nghét ngàn năm tuổi, và quảng trường Staromestske Namesti chực bỏ bùa du khách.
Có thể vào một chiều nào đó, bạn cứ đi qua những khu vườn nhà, leo dần lên cao, cây đang chắn lối, hay hàng rào hoa dại buông lơi, nhưng rồi chỉ vươn người đu lên một mỏm đá nhô ra, là choáng ngợp khi nhìn xuống bức tranh không gian mở ra có dòng sông Vtava tím thẫm, hàng chục cây cầu bắc qua sông, nối hai bờ thành phố đỏ rực mái ngói, xanh rỉ đồng màu thời gian của hàng trăm ngọn tháp nhà thờ, cung điện trên vòm trời hoàng hôn… Ta biết rằng, những vẻ đẹp như thế chỉ gặp được vài lần trong cuộc đời là đã hạnh phúc.
Ngày nay có hàng chục chiếc cầu bắt qua sông Vltava, nhưng trong suốt 500 năm trước, đây là chiếc cầu duy nhất nối liền đôi bờ. Từ trên chiếc cầu huyền thoại nầy, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh quang vô cùng độc đáo của Praha: Vltava lặng lờ trôi, bầy hải âu chao liệng, những công trình kiến trúc đủ kiểu đủ dáng say sưa ngắm nghía dung nhan mình qua bóng nước dòng sông, tiếng vĩ cầm xao xuyến khúc Moldau, và hàng hàng lớp lớp những trai thanh gái lịch ngời ngời hạnh phúc như cái cõi trần gian nầy chưa từng nghèo đói, chiến tranh, thù hận. Có phải vì thế người ta còn gọi là “cầu tình”. với 30 vị thánh, vị vua, hoàng đế tạc trên cầu là chứng nhân muôn thuở của các đôi lứa thành hôn, người yêu nhau.
Sau khi đi tham quan thành cổ Praha, là nơi cư ngụ của hầu hết các ông vua trong lịch sử Cộng hòa Sec và cũng là nơi tập trung buôn bán của các thương gia.
Người ta đồn rằng những ai nghe được tiếng gà gáy thì chuyến du lịch sẽ gặp toàn may mắn. Hèn chi cứ gần đến một vòng giờ, hàng ngàn du khách đổ về. Mấy cháu bé thành người khổng lồ trên vai bố mẹ. Những khuôn mặt thành kính dõi theo chiếc đồng hồ. Đến khi chú gà tắt tiếng gáy, và 12 vị thánh tông đồ kết thúc vòng quay, đám đông mặt mày rạng rỡ cũng vội vàng tan theo về phía những con đường ngạt ngào đang vẫy chào họ.
Nếu mệt rồi, hãy ghé vào nhà thờ St. Nicolas và đợi… chỉ một lúc thôi… là một âm thanh thiêng liêng trong vắt bỗng vang lên dưới vòm cao. Ấy là đàn organ nhà thờ nhờ tiếng gió tự nhiên đang đánh những nốt đầu của bản nhạc AveMaria. Ta như tan ra trong sự thánh thiện đến khôn cùng…
Praha là thành phố của âm nhạc, mỗi khung trời, mỗi con đường, mỗi bước chân qua đều dạt dào âm hưởng dòng sông. Vltava như dòng kẻ nhạc lặng lẽ chảy qua thành phố rồi ngân lên giai điệu Praha say đắm lòng người. Mozart từng một thời an trú ở đây. Ngôi biệt thự Vertramka nơi ông sáng tác vở Opera nổi tiếng Don Giovanni nay là Bảo tàng Mozart vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật và cây đàn piano ông từng chơi.
Vẫn còn một Praha hiện đại
Đó là sự gần gũi với hình ảnh những bến tàu điện ngầm metro, tàu chạy phăng phăng qua cây cầu mới trên sông, hay dung dị những chiếc xe đạp thong thả đi ra ngoại ô.
Giữa khoảng rừng thưa một quán ăn dân dã, những phụ nữ tạp dề hoa dân gian, tóc vàng, má đỏ như trái táo với một lúc 8 cốc bia trên tay, bia đen, bia vàng, sủi bọt…
Các món quay, món thịt bò băm qua lửa còn đỏ nguyên bên trong phết lên bánh mỳ nướng giòn tan, mà một ông đầu bếp thao tác nhoay nhoáy ngay trước mặt các thực khách, lửa cháy phừng phừng… đâu đó tiếng ghi - ta gỗ xa gần và mọi người không thể không nghiêng ngả trong men bia…
Năm 1257 vua Premysl Otakar II cho xây thêm khu Mala Strana. Praha trở thành thủ đô lẫy lừng dưới triều hoàng đế Charles IV. Cây cầu Charles, nhà thờ Saint-Guy và khu Nove Mesto rộng lớn là những công trình tiêu biểu của thời kỳ này.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Praha là nơi hội tụ nhiều những phong cách nghệ thuật và kiến trúc, từ Roman, Gothique, Phục hưng, Barốc, Tân nghệ thuật, cả phong cách lập thể... Hầu hết các công trình kiến trúc đều được xây bằng đá hoa cương và được chạm khắc công phu, nghệ thuật.
Nếu Praha là một bức tranh thì đó là bức tranh mà các nghệ nhân đã chuyền tay nhau tô vẽ, hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm.
Và đây mới là điều kỳ diệu hơn cả: không như các thành phố khác của châu Âu, qua bao biến động lịch sử, dâu bể đời người, những cuộc chiến tranh tàn khốc, Praha chẳng suy suyển chi nhiều, và khi bước ra khỏi thế chiến II, thành phố gần như nguyên vẹn thuở sinh thành. Đặc biệt sau cuộc cách mạng Nhung 1989, Praha lại được điểm tô bởi nhiều nguồn đầu tư nước ngoài và những dự án trùng tu, trong đó có dự án dành cho hàng triệu triệu khách du lịch mà thành phố đón tiếp mỗi năm.
Cũng tại đây, một toà lâu đài cổ được dùng làm dinh Tổng thống; trụ sở của các Bộ, Ngành và khu ngoại giao đoàn.
Bên bờ hữu ngạn là Staro Mesto - khu phố cổ. Không xa với Stano Mesto là Nove Mesto - khu phố mới, trung tâm của Praha hiện đại với những đại lộ thênh thang và quảng trường Venceslas danh tiếng. Khu phố cổ là nơi đô hội nhất: những con đường xe ngựa nho nhỏ, cong cong; những ngôi nhà ngót nghét ngàn năm tuổi, và quảng trường Staromestske Namesti chực bỏ bùa du khách.
Có thể vào một chiều nào đó, bạn cứ đi qua những khu vườn nhà, leo dần lên cao, cây đang chắn lối, hay hàng rào hoa dại buông lơi, nhưng rồi chỉ vươn người đu lên một mỏm đá nhô ra, là choáng ngợp khi nhìn xuống bức tranh không gian mở ra có dòng sông Vtava tím thẫm, hàng chục cây cầu bắc qua sông, nối hai bờ thành phố đỏ rực mái ngói, xanh rỉ đồng màu thời gian của hàng trăm ngọn tháp nhà thờ, cung điện trên vòm trời hoàng hôn… Ta biết rằng, những vẻ đẹp như thế chỉ gặp được vài lần trong cuộc đời là đã hạnh phúc.
Ngày nay có hàng chục chiếc cầu bắt qua sông Vltava, nhưng trong suốt 500 năm trước, đây là chiếc cầu duy nhất nối liền đôi bờ. Từ trên chiếc cầu huyền thoại nầy, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh quang vô cùng độc đáo của Praha: Vltava lặng lờ trôi, bầy hải âu chao liệng, những công trình kiến trúc đủ kiểu đủ dáng say sưa ngắm nghía dung nhan mình qua bóng nước dòng sông, tiếng vĩ cầm xao xuyến khúc Moldau, và hàng hàng lớp lớp những trai thanh gái lịch ngời ngời hạnh phúc như cái cõi trần gian nầy chưa từng nghèo đói, chiến tranh, thù hận. Có phải vì thế người ta còn gọi là “cầu tình”. với 30 vị thánh, vị vua, hoàng đế tạc trên cầu là chứng nhân muôn thuở của các đôi lứa thành hôn, người yêu nhau.
Sau khi đi tham quan thành cổ Praha, là nơi cư ngụ của hầu hết các ông vua trong lịch sử Cộng hòa Sec và cũng là nơi tập trung buôn bán của các thương gia.
Người ta đồn rằng những ai nghe được tiếng gà gáy thì chuyến du lịch sẽ gặp toàn may mắn. Hèn chi cứ gần đến một vòng giờ, hàng ngàn du khách đổ về. Mấy cháu bé thành người khổng lồ trên vai bố mẹ. Những khuôn mặt thành kính dõi theo chiếc đồng hồ. Đến khi chú gà tắt tiếng gáy, và 12 vị thánh tông đồ kết thúc vòng quay, đám đông mặt mày rạng rỡ cũng vội vàng tan theo về phía những con đường ngạt ngào đang vẫy chào họ.
Nếu mệt rồi, hãy ghé vào nhà thờ St. Nicolas và đợi… chỉ một lúc thôi… là một âm thanh thiêng liêng trong vắt bỗng vang lên dưới vòm cao. Ấy là đàn organ nhà thờ nhờ tiếng gió tự nhiên đang đánh những nốt đầu của bản nhạc AveMaria. Ta như tan ra trong sự thánh thiện đến khôn cùng…
Praha là thành phố của âm nhạc, mỗi khung trời, mỗi con đường, mỗi bước chân qua đều dạt dào âm hưởng dòng sông. Vltava như dòng kẻ nhạc lặng lẽ chảy qua thành phố rồi ngân lên giai điệu Praha say đắm lòng người. Mozart từng một thời an trú ở đây. Ngôi biệt thự Vertramka nơi ông sáng tác vở Opera nổi tiếng Don Giovanni nay là Bảo tàng Mozart vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật và cây đàn piano ông từng chơi.
Vẫn còn một Praha hiện đại
Đó là sự gần gũi với hình ảnh những bến tàu điện ngầm metro, tàu chạy phăng phăng qua cây cầu mới trên sông, hay dung dị những chiếc xe đạp thong thả đi ra ngoại ô.
Giữa khoảng rừng thưa một quán ăn dân dã, những phụ nữ tạp dề hoa dân gian, tóc vàng, má đỏ như trái táo với một lúc 8 cốc bia trên tay, bia đen, bia vàng, sủi bọt…
Các món quay, món thịt bò băm qua lửa còn đỏ nguyên bên trong phết lên bánh mỳ nướng giòn tan, mà một ông đầu bếp thao tác nhoay nhoáy ngay trước mặt các thực khách, lửa cháy phừng phừng… đâu đó tiếng ghi - ta gỗ xa gần và mọi người không thể không nghiêng ngả trong men bia…
(Theo cafef)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet