Phong thuỷ nơi thư giãn
Từ hồ nước, rặng cây, bờ biển hay đồi núi đều hào phóng chia sẻ cho mọi người thoải mái nhìn ngắm, hít thở, thư giãn tích cực hoặc thụ động, với những nhân tố phong thuỷ sẵn có như cảnh quan, khí hậu, hệ sinh thái.
Nếu để ý những lần được dịp lên rừng xuống biển hay về miệt vườn, ai nấy đều vươn vai hít một hơi dài, kêu lên sảng khoái: chà, thư giãn quá! Mà thực ra những chốn tự nhiên ấy không hề có chủ đích tạo một nơi thư giãn cụ thể. Từ hồ nước, rặng cây, bờ biển hay đồi núi đều hào phóng chia sẻ cho mọi người thoải mái nhìn ngắm, hít thở, thư giãn tích cực hoặc thụ động, với những nhân tố phong thuỷ sẵn có như cảnh quan, khí hậu, hệ sinh thái.
Ngược lại, chốn thư giãn trong các ngôi nhà hình hộp nơi phố thị luôn hiếm hoi và không dễ tạo dựng, do yếu tố thiên nhiên bị hạn chế rất nhiều. Kéo theo đó, các dữ liệu phong thuỷ cũng phức tạp hơn khi các không gian “được gọi là thư giãn” phát sinh trong quá trình bố trí và sử dụng ngôi nhà. Vì vậy ngoài các yêu cầu về tiện nghi, kinh phí… thì yếu tố bố trí chất liệu, màu sắc… đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên một nội thất mang tính tận hưởng, hài hoà phong thuỷ cho người sử dụng. Để làm được như vậy, cần vận dụng tốt các nguyên lý cân bằng âm dương, sinh khắc ngũ hành.
“Không xa người, và cũng không xa mặt trời …”
Lời nhạc Trịnh nói vậy, lạ thay lại nghiệm đúng vào những góc thư giãn riêng tư trong nhà: làm sao để góc thư giãn đừng quá chung chung mà cũng không thuần tuý riêng tư. Một thời có kiểu nhà nhà làm hồ cá non bộ dưới gầm thang. Và hiện nay hầu như không còn được chuộng nữa bởi vùng khí thuần âm này rất khó bố trí góc ngồi nhìn ngắm, khó sửa chữa và làm cho gầm thang đã ẩm tối càng ẩm thấp hơn. Thay vào đó là kiểu bố trí vườn khô, vườn thiền, bể cá treo tường vừa gọn gàng vừa hiện đại, linh hoạt và dễ dàng sử dụng cho mục đích thư giãn hơn.
Trong ngôi nhà ống hiện đại, giếng trời ngoài những vai trò liên kết và cân bằng khí bên trong – bên ngoài còn được xem như khoảng thư giãn hữu hiệu. Giếng trời khi càng xuống dưới các tầng thấp càng thiếu ánh sáng tự nhiên nên cần dùng những màu trung tính như màu xanh nhạt, lam ngọc, màu kem… để đem lại cảm giác nhẹ nhõm, sáng sủa hơn. Cần xác định chi tiết “kịch bản sử dụng” trong giếng trời để đưa ra kiểu bố trí nào là phù hợp, ví dụ làm nơi trà đạo, nơi chăm sóc cây cảnh... hay chỉ đơn giản là một góc tiểu cảnh để ngắm nhìn. Tránh biến giếng trời thành một “phòng trưng bày chim hoa cá kiểng” và tránh làm cho nơi thư giãn này lại trở nên gánh nặng khi gia chủ không có nhiều thời gian và sự đầu tư tương xứng. Điều này sẽ phạm vào một trong ngũ hư của phong thuỷ: thiếu chăm sóc đúng mức cây cối, vật nuôi trong nhà.
Thư giãn nhờ không gian… trống!
Khi mà những nơi sinh hoạt chính bị cố định bởi vật dụng (ví dụ tủ kệ, giường ngủ, bàn làm việc… là những vị trí khó thay đổi) thì không gian trống trở nên rất quan trọng. Thậm chí nhiều thiết kế nhà ở hiện đại đã xem khoảng trống là không gian chủ đạo. Sau khi cố định vị trí bếp, phòng vệ sinh và các thiết bị bắt buộc phải có, phần còn lại đều là những khoảng trống tuỳ nghi sắp xếp. Chính những khoảng trống này, phong thuỷ gọi là vùng liên kết, chuyển tiếp khí, sẽ tuỳ theo nhu cầu của gia chủ mà trở thành nơi nghỉ ngơi, nhìn ngắm, tiếp đãi hay sinh hoạt gia đình một cách linh hoạt, sao cho hợp với quá trình sử dụng và thay đổi theo thời gian của các thành viên trong gia đình. Tại những khoảng trống đó, màu sắc đóng vai trò liên kết không gian – cân bằng âm dương tốt nên là những màu ít chói lọi, thậm chí là màu trắng hay xám đơn giản. Khi đó, dù chỉ với diện tích nhỏ nhưng các căn hộ mang phong cách “ít là nhiều”– “less is more” này trở nên rộng rãi hơn và có tính chủ động cao trong sắp xếp vật dụng, ít bị gò bó.
Không gian phòng sinh hoạt chung (hoặc có thể là thư phòng, phòng nghe nhạc, phòng karaoke) cũng nên mang tính sáng tạo và vui vẻ hơn, thậm chí là phá cách hơn so với những nơi khác để tìm kiếm sự thư giãn tích cực. Sau những đóng khung quen thuộc về tầm nhìn tại công sở, sử dụng màu sắc cho nơi thư giãn nên bắt đầu ở câu hỏi: tại sao không? Và câu trả lời là những màu thuộc hành mộc (xanh lá), hoả (cam, đỏ) và thổ (vàng, nâu) nên dùng để giảm tính máy móc và trầm lặng (kim và thuỷ) nhằm đem tới sự hưng phấn, tính trẻ trung cho nội thất.
Tắm và ngủ cũng đủ thư giãn
Nhiều người đã nói vậy sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng không phải ngôi nhà nào cũng quan tâm thấu đáo cho những chốn này. Để dễ dàng “dỗ yên giấc nồng” thì những không gian liên quan chung quanh giường ngủ và các khu vực sinh hoạt trước khi ngủ rất cần chăm chút đúng mức. Lưu ý thêm về màu của gối, nệm, rèm cửa cần hài hoà với màu tường và đồ vật. Nếu sử dụng nhiều bộ để thay đổi thì cần lựa chọn thời điểm và khí hậu phù hợp. Ví dụ như mùa hè nên dùng những bộ vải có màu lạnh và tươi mát, trong khi mùa đông có thể dùng màu ấm hơn để cân bằng âm – dương. Tránh dùng màu đối chọi nhau trong cùng một chỗ và màu sắc của các vật dụng nên tương sinh với bản mệnh của người sử dụng. Ví dụ gia chủ mệnh mộc thì màu của chăn – gối – rèm nên là màu xanh biển (thuỷ) xanh lá (mộc) hay gam màu tương tự.
Còn không gian phòng tắm, vốn trước kia bị xem là khu phụ, thì ngày nay đã được nhiều gia chủ bỏ công đầu tư khá cao cấp. Vốn thuộc hành thuỷ, màu sắc của phòng tắm liên quan chặt chẽ với những hành tương sinh với thuỷ như kim và mộc. Màu trắng (kim) và những sắc độ khác nhau của trắng từ trắng kem, trắng vàng (tông màu ấm) đến trắng xanh hay trắng phớt tím (tông màu lạnh) đều có thể sử dụng làm màu chủ đạo cho nơi “gột rửa bụi trần”. Những màu này còn giúp không gian phòng tắm vốn không rộng như các phòng khác được giãn rộng ra hơn. Tiếp theo là những màu thuộc về tông màu xanh biển và xanh lá cây, đi kèm theo đường nét uốn lượn, gợn sóng hay vân mây (thuộc hành thuỷ) mà nhiều mẫu gạch ốp lát hiện ưa dùng.
Phòng sauna, xông hơi, hồ bơi tại nhà cũng là những không gian thư giãn lý tưởng (nếu có điều kiện về kinh phí và diện tích). Nên tạo cho những góc nhỏ này sự gần gũi thiên nhiên, hoặc mô phỏng bối cảnh thiên nhiên. Màu xanh biển được y học chứng minh là có tác dụng lắng dịu, trấn an tinh thần, giảm áp huyết, còn màu xanh lá cây giúp thần kinh bình ổn và mắt được nghỉ ngơi. Nếu được đặt cùng với màu trắng hay xám (gần với sự thiền định), màu gỗ và hồng nhạt (sức sống và sự duyên dáng) thì hoàn toàn có thể tạo ra một góc thư giãn hài hoà phong thuỷ.
Tóm lại, dù quan niệm thư giãn tích cực hay thụ động, cả một phòng hay chỉ một góc, thì bố trí nội thất nên gắn liền với yếu tố tự nhiên, bài trí vật dụng nhẹ nhàng, hợp tâm lý và sở thích với gia chủ. Khi đó sự hài hoà sẽ được tôn trọng và gián tiếp nâng cao giá trị của góc sống cho mỗi người.
Những khoảng trống, màu sắc đóng vai trò liên kết không gian – cân bằng âm dương tốt nên là những màu trung tính
Ngược lại, chốn thư giãn trong các ngôi nhà hình hộp nơi phố thị luôn hiếm hoi và không dễ tạo dựng, do yếu tố thiên nhiên bị hạn chế rất nhiều. Kéo theo đó, các dữ liệu phong thuỷ cũng phức tạp hơn khi các không gian “được gọi là thư giãn” phát sinh trong quá trình bố trí và sử dụng ngôi nhà. Vì vậy ngoài các yêu cầu về tiện nghi, kinh phí… thì yếu tố bố trí chất liệu, màu sắc… đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên một nội thất mang tính tận hưởng, hài hoà phong thuỷ cho người sử dụng. Để làm được như vậy, cần vận dụng tốt các nguyên lý cân bằng âm dương, sinh khắc ngũ hành.
“Không xa người, và cũng không xa mặt trời …”
Lời nhạc Trịnh nói vậy, lạ thay lại nghiệm đúng vào những góc thư giãn riêng tư trong nhà: làm sao để góc thư giãn đừng quá chung chung mà cũng không thuần tuý riêng tư. Một thời có kiểu nhà nhà làm hồ cá non bộ dưới gầm thang. Và hiện nay hầu như không còn được chuộng nữa bởi vùng khí thuần âm này rất khó bố trí góc ngồi nhìn ngắm, khó sửa chữa và làm cho gầm thang đã ẩm tối càng ẩm thấp hơn. Thay vào đó là kiểu bố trí vườn khô, vườn thiền, bể cá treo tường vừa gọn gàng vừa hiện đại, linh hoạt và dễ dàng sử dụng cho mục đích thư giãn hơn.
Trong ngôi nhà ống hiện đại, giếng trời ngoài những vai trò liên kết và cân bằng khí bên trong – bên ngoài còn được xem như khoảng thư giãn hữu hiệu. Giếng trời khi càng xuống dưới các tầng thấp càng thiếu ánh sáng tự nhiên nên cần dùng những màu trung tính như màu xanh nhạt, lam ngọc, màu kem… để đem lại cảm giác nhẹ nhõm, sáng sủa hơn. Cần xác định chi tiết “kịch bản sử dụng” trong giếng trời để đưa ra kiểu bố trí nào là phù hợp, ví dụ làm nơi trà đạo, nơi chăm sóc cây cảnh... hay chỉ đơn giản là một góc tiểu cảnh để ngắm nhìn. Tránh biến giếng trời thành một “phòng trưng bày chim hoa cá kiểng” và tránh làm cho nơi thư giãn này lại trở nên gánh nặng khi gia chủ không có nhiều thời gian và sự đầu tư tương xứng. Điều này sẽ phạm vào một trong ngũ hư của phong thuỷ: thiếu chăm sóc đúng mức cây cối, vật nuôi trong nhà.
Thư giãn nhờ không gian… trống!
Khi mà những nơi sinh hoạt chính bị cố định bởi vật dụng (ví dụ tủ kệ, giường ngủ, bàn làm việc… là những vị trí khó thay đổi) thì không gian trống trở nên rất quan trọng. Thậm chí nhiều thiết kế nhà ở hiện đại đã xem khoảng trống là không gian chủ đạo. Sau khi cố định vị trí bếp, phòng vệ sinh và các thiết bị bắt buộc phải có, phần còn lại đều là những khoảng trống tuỳ nghi sắp xếp. Chính những khoảng trống này, phong thuỷ gọi là vùng liên kết, chuyển tiếp khí, sẽ tuỳ theo nhu cầu của gia chủ mà trở thành nơi nghỉ ngơi, nhìn ngắm, tiếp đãi hay sinh hoạt gia đình một cách linh hoạt, sao cho hợp với quá trình sử dụng và thay đổi theo thời gian của các thành viên trong gia đình. Tại những khoảng trống đó, màu sắc đóng vai trò liên kết không gian – cân bằng âm dương tốt nên là những màu ít chói lọi, thậm chí là màu trắng hay xám đơn giản. Khi đó, dù chỉ với diện tích nhỏ nhưng các căn hộ mang phong cách “ít là nhiều”– “less is more” này trở nên rộng rãi hơn và có tính chủ động cao trong sắp xếp vật dụng, ít bị gò bó.
Không gian phòng sinh hoạt chung (hoặc có thể là thư phòng, phòng nghe nhạc, phòng karaoke) cũng nên mang tính sáng tạo và vui vẻ hơn, thậm chí là phá cách hơn so với những nơi khác để tìm kiếm sự thư giãn tích cực. Sau những đóng khung quen thuộc về tầm nhìn tại công sở, sử dụng màu sắc cho nơi thư giãn nên bắt đầu ở câu hỏi: tại sao không? Và câu trả lời là những màu thuộc hành mộc (xanh lá), hoả (cam, đỏ) và thổ (vàng, nâu) nên dùng để giảm tính máy móc và trầm lặng (kim và thuỷ) nhằm đem tới sự hưng phấn, tính trẻ trung cho nội thất.
Bể cá treo tường vừa gọn gàng vừa hiện đại, linh hoạt và dễ dàng sử dụng cho mục đích thư giãn.
Tắm và ngủ cũng đủ thư giãn
Nhiều người đã nói vậy sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng không phải ngôi nhà nào cũng quan tâm thấu đáo cho những chốn này. Để dễ dàng “dỗ yên giấc nồng” thì những không gian liên quan chung quanh giường ngủ và các khu vực sinh hoạt trước khi ngủ rất cần chăm chút đúng mức. Lưu ý thêm về màu của gối, nệm, rèm cửa cần hài hoà với màu tường và đồ vật. Nếu sử dụng nhiều bộ để thay đổi thì cần lựa chọn thời điểm và khí hậu phù hợp. Ví dụ như mùa hè nên dùng những bộ vải có màu lạnh và tươi mát, trong khi mùa đông có thể dùng màu ấm hơn để cân bằng âm – dương. Tránh dùng màu đối chọi nhau trong cùng một chỗ và màu sắc của các vật dụng nên tương sinh với bản mệnh của người sử dụng. Ví dụ gia chủ mệnh mộc thì màu của chăn – gối – rèm nên là màu xanh biển (thuỷ) xanh lá (mộc) hay gam màu tương tự.
Còn không gian phòng tắm, vốn trước kia bị xem là khu phụ, thì ngày nay đã được nhiều gia chủ bỏ công đầu tư khá cao cấp. Vốn thuộc hành thuỷ, màu sắc của phòng tắm liên quan chặt chẽ với những hành tương sinh với thuỷ như kim và mộc. Màu trắng (kim) và những sắc độ khác nhau của trắng từ trắng kem, trắng vàng (tông màu ấm) đến trắng xanh hay trắng phớt tím (tông màu lạnh) đều có thể sử dụng làm màu chủ đạo cho nơi “gột rửa bụi trần”. Những màu này còn giúp không gian phòng tắm vốn không rộng như các phòng khác được giãn rộng ra hơn. Tiếp theo là những màu thuộc về tông màu xanh biển và xanh lá cây, đi kèm theo đường nét uốn lượn, gợn sóng hay vân mây (thuộc hành thuỷ) mà nhiều mẫu gạch ốp lát hiện ưa dùng.
Phòng sauna, xông hơi, hồ bơi tại nhà cũng là những không gian thư giãn lý tưởng (nếu có điều kiện về kinh phí và diện tích). Nên tạo cho những góc nhỏ này sự gần gũi thiên nhiên, hoặc mô phỏng bối cảnh thiên nhiên. Màu xanh biển được y học chứng minh là có tác dụng lắng dịu, trấn an tinh thần, giảm áp huyết, còn màu xanh lá cây giúp thần kinh bình ổn và mắt được nghỉ ngơi. Nếu được đặt cùng với màu trắng hay xám (gần với sự thiền định), màu gỗ và hồng nhạt (sức sống và sự duyên dáng) thì hoàn toàn có thể tạo ra một góc thư giãn hài hoà phong thuỷ.
Tóm lại, dù quan niệm thư giãn tích cực hay thụ động, cả một phòng hay chỉ một góc, thì bố trí nội thất nên gắn liền với yếu tố tự nhiên, bài trí vật dụng nhẹ nhàng, hợp tâm lý và sở thích với gia chủ. Khi đó sự hài hoà sẽ được tôn trọng và gián tiếp nâng cao giá trị của góc sống cho mỗi người.
ThS.KTS Hà Anh Tuấn
Theo SGTT
Theo SGTT
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet