Nên xây nhà dựa lưng vào sườn dốc thoai thoải

Việc xây nhà dựa lưng vào sườn núi cũng xuất phát từ việc giữ gìn cảnh quan. Trong thời hiện đại ngày nay, loại nhà "sơn cảnh" này rất được ưa chuộng. Xây nhà trước núi, chủ yếu là để tránh gió. Núi non điệp điệp, sắc biếc trùng trùng ấy khiến người ta hình dung ra một bức bình phong của thiên nhiên.

Trong phong thủy học, những mạch núi kéo dài được gọi là long mạch. Hình và thế của long mạch cũng có cách nói riêng. 1000 thước gọi là thế, 100 thước gọi là hình, thế là viễn cảnh, hình là cận cảnh. Thế, được giải thích là của một nhóm các đỉnh núi nhô lên; hình, được giải thích là của một ngọn núi đơn lẻ. Đặc biệt là những ngôi nhà mà phía Tây và phía Tây Bắc có núi hình tròn, độ vòng cung không lớn thì phong thủy học gọi là "Kim Tinh Sơn". Một hình núi như vậy có lớp đất dầy, tàng phong tụ khí, là nơi có sinh khí vượng nhất. Phía sau ngôi nhà có Kháo sơn, chứng tỏ sự nghiệp ổn định, tiền tài dễ tụ, gia đình yên ấm. Vì vậy, nếu phía sau nhà có ngọn núi không cao quá hoặc một dốc núi làm Kháo sơn sẽ là điêu lý tưởng nhất. Khái niệm "sơn bao thủy bọc", còn được gọi là "tọa Âm hướng Dương".


Xây nhà trước hết cần chọn được vị trí, phong thủy đất tốt là nền tảng để
có một ngôi nhà hợp phong thủy.

Địa thế phía sau của một ngôi nhà cao hơn so với địa thế phía trước, tạo cảm giác được dựa vào núi, dân gian gọi là "có Kháo sơn". Kiểu địa thế như vậy thích hợp dùng làm nhà ở. Nguyên nhân là do, ngoài việc có lợi cho những nhân tố về mặt khí hậu như đón nhận ánh sáng và thoáng gió, nó còn giúp hình thành nên một kiểu hình dạng địa lý kiểu "bao bọc", thỏa mãn được nhu cầu tâm lý muốn được bảo vệ trong tiềm thức của con người, giúp cho con người có đầy đủ cảm giác an toàn; đồng thời có thể nuôi dưỡng tâm thái "trù hoạch quyết sách", giúp người sống trong nhà có thêm lòng tự tin. Nhưng cần chú ý một điều, núi không nên quá dốc, nếu không sẽ tạo cảm giác lơ lửng trên không, dễ tạo tâm lý bất an.

Tránh xây nhà cạnh vách đá, trước nói dốc hiểm trở

Nhà ở nếu có thể xây dựa vào núi thì chỗ dựa đó phải ở phía sau mới hợp với yêu cầu phong thủy học. Một số trường hợp dưới đây không thích hợp để xây nhà.

(1) Không được xây nhà trên đỉnh bán sơn. Người ta thường nói: "Bán sơn hào trạch", đó là chỉ việc xây hào trạch trên dốc bán sơn. Kiểu nhà này thông thường chỉ có những phú ông giàu có mới sống nổi. Nhà ở xây trên đỉnh núi là điêu không tốt. Địa thế quá cao tất nhiên sẽ xa xôi, ít người sinh sống, sinh hoạt thiếu thốn, quang cảnh hoang vu, cô đơn vắng lặng.

(2) Không nên chọn địa thế trước cao, sau thấp. Xây nhà trên một địa thế như vậy, vì nền nhà cần phải được xử lý công phu nên sẽ làm tăng thêm giá thành xây dựng. Nếu chất lượng công trình không được tốt, còn có thể gây ra hiện tượng rạn nứt, thậm chí đổ sập. Điều quan trọng hơn là, nếu ngôi nhà xây trên một địa thế như vậy sẽ hình thành nên bố cục "phía sau trống không", khiến con người nảy sinh cảm giác sợ hãi trong tiềm thức.

(3) Nhất thiết không được xây nhà ở bên cạnh vách đá. Bên vách đá là địa thế vô cùng nguy hiểm, không thích hợp làm nhà. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ thì lại càng nguy hiểm, vì nếu trẻ lỡ chân rơi xuống vực thì sẽ để lại nỗi đau khổ suốt đời cho cả gia đình.

(4) Không được xây nhà ở địa thế lòng chảo. Nêu một ngôi nhà được xây thấp hơn so với địa thế 4 phía xung quanh thì người sống trong ngôi nhà đó giống như đang bị nhốt trong lao ngục. Kiểu địa hình này không có lợi cho việc thu nạp ánh sáng, thải nước và thoáng gió, mỗi khi trở về nhà không có cảm giác thoải mái. Xét từ góc độ phong thủy học, địa thế lòng chảo thường tích tụ uế khí với mật độ tương đối lớn, gây tổn hại lớn đến sức khỏe của người sống trong đó. Vì vậy, khi xây nhà cần tránh kiểu địa thế này.

(5) Phía sau nhà không nên dựa vào "ác sơn". "Ác sơn" là từ dùng để chỉ núi đá có hình thù xấu xí, kỳ quái, không một tấc cỏ, ẩn ý trong công việc hoặc trong cuộc sống thường bị cấp ừên hoặc người cao tuổi trong dòng họ, gia đình làm khó; cấp dưới thì ra vẻ ủng hộ nhưng ừong lòng thì chống đối. Núi phía sau không được quá dốc, quá cao, cũng không được xây nhà sát núi. Bởi vì nếu phía sau không có không gian lưu chuyển, chứng tỏ phía sau không có đường lùi, vận khí ngưng trệ, không lưu thông, hạn chê sự nghiệp phát triển.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME