Phong thủy cho nơi "che mưa nắng"
Từ những nhận thức thực tế của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên môi trường sống của mình, phong thủy có nhiều lời khuyên trong việc thiết kế mái nhà - một thành phần rất quan trọng trong phong thủy.
Mái nhà chính là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Bít kín thì khí bế, trống trải thì khí tán. Tính bế khí và tán khí trong nhà theo quan niệm phong thủy ảnh hưởng tới cuộc sống của con người trong ngôi nhà. Bởi vậy, mái nhà trong phong thủy có vị trí cực kỳ quan trọng. Theo phong thủy, mái nhà là quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống các thành viên.
Mối tương quan hình thể giữa mái nhà và cấu trúc nhà. Theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành, bất luận hình thức ngôi nhà có cấu trúc hình thể như thế nào thì bản chất của ngôi nhà – do cấu trúc bởi những góc vuông - vẫn thuộc Thổ hình. Do đó với những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái nhà và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.
Chúng ta có thể thấy điều này qua mối tương quan giữa cấu trúc bằng - Thổ hình - của ngôi nhà với mái tròn – Kim hình – của tòa Bạch Ốc. Do tính Thổ sinh Kim.
Hoặc với mái nhà nhọn – Hỏa hình – vốn là mái nhà phổ biến nhất hiện nay – Hỏa sinh Thổ.
Mái nhà Mộc hình rất hiếm gặp. Trường hợp đặc biệt chỉ thấy ở nhà thờ Đức Bà, TP.HCM. Theo thuyết âm dương ngũ hành thì Mộc khắc Thổ. Nhưng với cấu trúc nhiều mái nhọn của nhà thờ Đức Bà - phong thủy gọi là ”Hỏa khí xung thiên” – thì mái nhà Mộc hình vút cao có tính tương sinh cho toàn bộ cấu trúc của nó. Đây là kiến trúc độc đáo theo cái nhìn phong thủy.
Như vậy, giữa hình thức mái nhà với cấu trúc nhà tương sinh thì tốt. Khắc thì xấu.
Theo phân loại ngũ hành: mái nhà được chia làm 5 loại chính:
- Mái vút cao thuộc Mộc
- Nhà mái bằng thuộc Thổ
- Mái hình tròn thuộc Kim
- Nhà mái nhọn thuộc Hỏa
- Nhà mái lượn sóng thuộc Thủy
(Theoblogphongthuy)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet