Vị trí đặt tiểu cảnh hợp phong thủy

Phong thủy coi tiểu cảnh là một dạng khí chất tốt lành, mang lại những cát tường may mắn cho gia chủ. Do đó, khi xét về Địa Khí nên đặt tiểu cảnh tại vùng trường khí tốt, có các cát thần khí tọa vị như Dương Quí, Thiên Mã, Tài Lộc, Đào Hoa. Ngược lại, không nên đặt tiểu cảnh tại vùng Âm quí và tuyệt đối không đặt tại những vùng trường khí xấu có các hung sát khí tọa vị như Thiên Hình, Đại Sát. Riêng sát khí Độc Hỏa lại phù hợp với việc đặt tiểu cảnh nước, lúc này tiểu cảnh nước trở thành vật khí trấn sát Hỏa tinh.

Cách phân định địa khí: quy lí mặt bằng thành các hình chữ nhật hoặc hình vuông và chia làm 9 vùng bằng nhau, các vùng đều có diện tích bằng khoảng 1/9 diện tích mặt bằng.

Việc đặt tiểu cảnh cũng phải dựa trên nguyên lí tĩnh, động của Thiên khí trong mặt bằng. Tiểu cảnh có thành phần nước là chủ yếu gọi là tiểu cảnh nước, chủ về động nên phải đặt tại những vùng có Hướng tinh vượng; Tiểu cảnh có thành phần núi đá, cây xanh chủ về tĩnh nên phải đặt tại những vùng có Sơn tinh vượng. Sơn tinh vượng hay Hướng tinh vượng đều là những khu vực mà Thiên khí có chứa các vượng tinh của đại vận hiện tại.

Ví dụ, chúng ta đang sống tại đại vận 8, nhà cửa được xây dựng hoặc nhập trạch trong khoảng từ năm 2004 đến năm 2023 thì các vượng tinh là 8, 9, 1. Còn nếu là đại vận 9, nhà cửa được xây dựng hoặc nhập trạch trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2043 thì các vượng tinh là 9, 1, 2. Việc đặt tiểu cảnh hoàn toàn không dựa theo bản mệnh ngũ hành nạp âm của trạch chủ hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình.

Chuyên gia phong thủy khi biết chính xác được ngày, giờ, tháng, năm sinh thì sẽ lập ra được tứ trụ, chi tiết bát tự, xét được ngũ hành cần bổ khuyết. Trên cơ sở đõ sẽ tư vấn đặt tại sơn tuổi của cá nhân cần bổ khuyết. Theo đó, tiểu cảnh chủ yếu là cây xanh nếu cá nhân đó suy Mộc, khuyết Mộc; tiểu cảnh chủ yếu là núi đá nếu cá nhân đó suy Thổ, khuyết Thổ hoặc tiểu cảnh chủ yếu là nước nếu cá nhân đó suy Thủy, khuyết Thủy.

Chính từ những cơ sở đó chúng ta thấy rằng tiểu cảnh dù là tiểu cảnh khô hay tiểu cảnh nước đều cần phải sạch sẽ. Tiểu cảnh nước thì tuyệt đối tránh nước bẩn, tù đọng, còn tiểu cảnh núi thì phải có cây xanh tươi tốt vì không có cây xanh gọi là tử sơn, núi chết.

Một số lưu ý khi bố trí tiểu cảnh

Nên chọn loại cây trồng đảm bảo hài hòa Âm Dương với màu sắc ngôi nhà, ví dụ cây lá sẫm nổi bật bên nhà màu sáng, hay nhà vốn sậm màu thì nên bổ sung cây lá sáng để cân bằng lại. Trong trường hợp cây cối rậm rạp tạo nên nhiều mảng tối thì vào ban đêm cần bổ sung đèn chiếu sáng, đèn pha sân vườn để giảm bớt âm tính của tiểu cảnh.

Những loại cây thích hợp trồng quanh ao, hồ: thủy trúc, chuối cảnh, dừa cảnh, dương xỉ... Trong hồ nên trồng hoa súng, tán lá rộng toả trên mặt nước sẽ giúp cho cá nuôi trong hồ ít chịu tác động của thời tiết do mực nước nông.

Đối với nhà phố hay chung cư có diện tích nhỏ, không đủ để thiết kế hồ nước và trồng cây lớn, việc đặt non bộ trong nhà cũng có thể gây ẩm thấp, chính vì thế chỉ nên dùng bể cá, loại bể thuỷ sinh là tốt nhất.

Hình thái tiểu cảnh chia theo hình dáng và thuộc tính vật chất theo nguyên lí ngũ hành:

1. Tiểu cảnh hình kim:

tiểu cảnh hình kim

Tiểu cảnh có Núi thuộc hình kim
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình kim là núi có phần đỉnh nhô lên như hình bán nguyệt

Tiểu cảnh hình kim sẽ chủ về việc có quý nhân mang lại quan vị, thuận lợi cho công nhân viên chức hay nhân viên hành chính. Đặc biệt có lợi cho phát triển công việc liên quan đến xe hơi, đồ vật bằng kim khí, khai thác mỏ bằng kim loại, máy móc cơ giới, chuyên viên về biển, thủy sản, du lịch, vận chuyển, âm nhạc…

2. Tiểu cảnh hình Mộc

tiểu cảnh hình Mộc

Tiểu cảnh có Núi thuộc hình mộc
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình mộc là núi có hình dạng cao thẳng lên và phần đỉnh tròn

Tiểu cảnh hình Mộc chủ về việc xuất văn nhân hoặc có quý nhân mang lại tiếng tăm, thuận lợi cho nhân viên làm văn thư, đặc biệt thuận lợi cho những người làm các công việc: Kính đeo mắt, mỹ phẩm, đồ trang sức, bác sĩ tâm lý, diễn thuyết, quảng cáo, điện khí, điện tử, văn hóa, đồ mộc, cây xanh…

3. Tiểu cảnh hình thủy

tiểu cảnh hình Thủy

Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thủy
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thủy là hình núi có phần nhô lên hạ xuống như sóng lượn

Tiểu cảnh hình thủy chủ về người trong nhà có trí tuệ, được quý nhân mang lại tài phú. Rất thuận lợi cho người làm việc bằng trí óc, mua bán cổ phiếu, y khoa, chế tác đồ gỗ, văn học, xuất bản, thuốc men, trồng trọt, giấy…

4. Tiểu cảnh hình thổ

Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thổ
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thổ là hình núi trải ra, đỉnh núi bằng phẳng

Tiểu cảnh hình thổ chủ về người trong nhà có quý nhân phù trợ mang lại tài lộc. Rất thuận lợi cho các công việc xây dựng nhà cửa, đất đai, vật liệu kiến trúc, khai thác quặng mỏ, môi giới…

5. Tiểu cảnh hình hỏa

Tiểu cảnh có Núi thuộc hình hỏa
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình hỏa là đỉnh núi lởm chởm, nhìn
như hình tam giác, đỉnh núi nhọn hoắt

Tiểu cảnh hình hỏa chủ về bất lợi với tài vận, tiền bạc không tích tụ, hoặc vì tiền bạc mà xảy ra tranh chấp, bị thi phi và kiện tụng. Nói chung núi hình hỏa rất hung, không nên ở gần núi hình hỏa. Loại núi này bất lợi cho các công việc điện khí, điện tử, đồ trang sức, xây dựng, bất động sản…

Chuyên gia phong thủy Song Hà

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME