vật liệu xây dựng
Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh phát biểu tại hội nghị

Liên kết tạo thế mạnh

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 7 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh. Đây được đánh giá là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đây cũng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao ứng dụng KHCN hàng đầu cả nước. Phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng với quy hoạch ngành công nghiệp vật liệu tập trung tại Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và Long An.

Việc triển khai quy hoạch do Tp.HCM chủ trì thể hiện quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững và tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý, tìm hiểu khả năng hợp tác và đầu tư phát triển. Theo đó, Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư thành phố đã có phòng trưng bày sản phẩm xuất khẩu của Tp.HCM, sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn các DN của 7 tỉnh tham gia trưng bày sản phẩm xuất khẩu, nắm bắt thông tin về thị trường để xuất khẩu. Ngoài ra, 8 tỉnh, thành phố đang có những hoạt động hiệu quả nhằm hỗ trợ các DN sản xuất vật liệu, nhất là vật liệu không nung (VLKN). Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Thị Thanh Hảo cho biết, có thế mạnh về nguyên liệu như cát, đá, đất sét..., tỉnh đã quyết liệt vận động được 70 lò gạch sản xuất gạch đỏ từ lò hoffman ngừng sản xuất và chuyển sang đầu tư VLKN (30 doanh nghiệp). Tỉnh đã nâng mức cho vay của Quỹ KHCN từ 2 tỷ lên 15 tỷ đồng, với mức lãi suất 2,3%/năm nhằm khuyến khích các DN đầu tư sang VLKN. Bên cạnh đó, Sở làm triệt để khâu truyền thông từ những người có chuyên môn phải tính toán ngay từ đầu để công trình tiết kiệm nhất khi sử dụng VLKN. Bên cạnh đó, Sở cũng ký kết với Đài PT-TH Bình Dương có một chương trình về VLKN để tuyên truyền tới người dân.

Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM, ông Trần Trọng Tuấn đánh giá đã thu được một số kết quả sau 2 năm thỏa thuận hợp tác này. Cụ thể, tại các địa phương, chương trình phát triển VLKN đến năm 2020 thông qua tuyên truyền đã nhận được sự quan tâm tích cực của các chủ đầu tư, nhà tư vấn và thi công. Các DN sản xuất, kinh doanh VLXD của vùng đã được tiếp cận với nhiều kênh thông tin quy hoạch, khoáng sản, các chính sách, quy hoạch ngành do một số sở đã quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn trước.

Mở rộng, nâng cao năng lực

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh đã đánh giá cao việc thực hiện liên kết này. Ông cũng cho rằng, kiên kết này đã tạo cơ hội trong quản lý để phát huy lợi thế và nâng cao năng lực cho những tỉnh chưa phát triển. Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh cũng đề xuất mở rộng cho các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng để đánh giá toàn diện hơn trong công tác quản lý và phát triển VLXD khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Để thị trường này được phát triển ổn định, các đơn vị cũng kiến nghị với Bộ Xây dựng điều chỉnh một số văn bản, chính sách chưa phù hợp. Kiến nghị  tăng thuế tài nguyên đất sét để tạo sự cạnh tranh công bằng cho VLKN vì giá bán của gạch nung quá rẻ. Điểm quan trọng khác là nên quy định tất cả các công trình nhà cao tầng sử dụng VLKN và không nên giới hạn độ cao để VLKN được đi vào cuộc sống.

Sở Xây dựng Tp.HCM kiến nghị khi phạt hành vi không sử dụng VLKN không đánh đồng giữa các quy mô công trình mà phải tương ứng với giá trị khối xây vi phạm.

Đại diện Sở Xây dựng Tp.HCM kiến nghị: “Phát triển VLKN đang là xu thế. Vì thế, Bộ cũng nên quan tâm đến việc cấu kiện bê tông đúc sẵn - một giải pháp phát triển bền vững trong ngành Xây dựng. Bởi chúng giúp giảm thiểu chất thải và giảm chi phí sản xuất. Sản phẩm này nên được phát triển để hợp với xu hướng của thế giới”.

Sở Xây dựng Đồng Nai cho ý kiến, hiện nay, việc liên kết 7 tỉnh vẫn còn đơn lẻ và chưa mang tính chất vùng. Các Sở không biết kế hoạch hay chương trình công tác lẫn nhau nên việc cung cấp thông tin còn thụ động. Do vậy, đơn vị này kiến nghị mỗi tỉnh cần thông báo chương trình, kế hoạch quản lý, phát triển VLXD của tỉnh mình để các đơn vị bạn được nắm bắt và sự phối hợp kịp thời để đạt hiệu quả cao hơn.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME