Phát triển nhiều tuyến đường lớn kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm
Để kết nối được các trung tâm kinh tế trọng điểm của quốc gia và Hà Nội thì điều tất yếu là phải xây dựng các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, vành đai… lớn. Và mục tiêu này đã được cụ thể hóa bằng chiến lược đầu tư "dài hơi" trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của Chính phủ.
Ảnh: Quỳnh Anh |
Nhanh chóng hình thành mạng đường cao tốc quốc gia
Đây chính là ý tưởng và mong muốn được quán triệt cụ thể trong Quyết định số 1734/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạchphát triển mạng đường bộ cao tốc Việt
Tuyến cao tốc Bắc - Nam gồm 2 tuyến, với chiều dài 3.262 km; hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến hướng tâm kết nối Thủ đô Hà Nội với tổng chiều dài 1.099 km; miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 264 km; khu vực phía Nam gồm 7 tuyến, tổng chiều dài 984km; hệ thống đường vành đai cao tốc 2 Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tổng chiều dài 264km.
Dự kiến, tổng quỹ đất dành cho xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch này ước khoảng 41.104 ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng của các tuyến đường đã và đang được xây dựng khoảng 2.916ha, diện tích cần bổ sung khoảng 38.188ha.
Giao thông Hà Nội vươn ra các tỉnh
Theo quy hoạch phát triển giao thông Hà Nội đã được phê duyệt, trong thời gian tới sẽ cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới, gồm: quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Thường Tín vàCầu Đuống - Bắc Ninh); quốc lộ 6 (đoạn Hà Nội - Hoà Bình); quốc lộ 32 (đoạn Hà Nội - Sơn Tây); quốc lộ 2 (đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên); quốc lộ 3 (đoạn từ thị trấn Đông Anh). Xây dựng các đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, theo các hướng: Hà Nội - Lạng Sơn; Pháp Vân - Giẽ - Thanh Hóa;Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Thái Nguyên; Nội Bài - Hạ Long; Láng - Hoà Lạc.
Hà Nội cũng sẽ ồ ạt tiến hành hoàn chỉnh các đường vành đai, trong đó vành đai II: cải tạo mở rộng, xây dựng mới theo trục Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy thành đường đô thị 4 - 8 làn xe. Vành đai III đoạn tuyến phía Bắc, từ Ninh Hiệp đến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, được điều chỉnh đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc, tránh khu di tích Cổ Loa)… Đồng thời xây dựng các tuyến đường vành đai IVkết nối các tuyến quốc lộ và cao tốc hướng tâm, nối các khu công nghiệp, khu đô thị liền kề Thủ đô Hà Nội. Vành đai 5 liên kết các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội. Mở rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị của thủ đô(18 trục phía Nam sông Hồng và 12 trục phía Bắc sông Hồng) nhằm tạo thành các luồng vận tải hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội…
Đa dạng các nguồn vốn để xây dựng
Đối với các dự án trong cả nước, vốn đầu tư xây dựng được huy động từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước với hình thức Chính phủ cho vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình; nguồn vốn do các nhà đầu tư huy động theo các hình thức BOT, BTO, BT, PPP.
Ước tính, vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội từ nay đến năm 2020 cho các dự án đường bộ khoảng 117.200 tỷ đồng. Vốn đầu tư này sẽ được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách trung ương và Hà Nội; vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; vốn huy động từ khai thác quỹ đất; vốn từ nguồn người tham gia giao thông phải đóng góp; và các nguồn vốn khác.
Bộ GTVT được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn để đầu tư mạng lưới đường bộ cao tốc, theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet