Phải thanh toán qua ngân hàng khi giao dịch về nhà ở
“Bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng khi giao dịch về nhà ở; áp mức thuế thu nhập cá nhân cao hơn, nếu cá nhân mua bán nhà ở trong thời gian ngắn 1-2 năm...”
Đây là một trong những nội dung chính của dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 vừa được Bộ Xây dựng soạn thảo.
Qua ngân hàng để an toàn cho hai bên
“Ở các nước, việc mua bán nhà đất đều phải thanh toán qua ngân hàng, còn ở Việt Nam thường trả tiền trực tiếp. Điều này không an toàn cho cả hai bên, nhất là khi mua nhà theo hình thức góp vốn. Vì thế, khi mua bán nhà ở, bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng” - Bộ Xây dựng đề xuất.
Để tránh rủi ro cho người mua và minh bạch thị trường nhà đất, Bộ Xây dựng cũng cho rằng nên tạo cơ chế khuyến khích người dân mua bán nhà qua sàn giao dịch bất động sản như: được hưởng ưu đãi về thuế chuyển nhượng, lệ phí trước bạ, tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục xác nhận sở hữu.
Dự thảo cũng đề nghị nên áp mức thuế thu nhập cá nhân cao hơn, nếu cá nhân mua bán nhà ở trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 năm. Đánh thuế lũy tiến với các trường hợp có nhiều nhà đất hoặc có nhà ở với diện tích lớn. Cùng với đó, cần tăng thuế nhà đất nhằm hạn chế đầu cơ. Ngược lại, cần giảm thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà ở để hạn chế người dân mua bán ngầm để trốn thuế. Tiếp tục thực hiện cơ chế cho người dân được góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư vào dự án phát triển nhà ở...
Có 5 triệu đồng cũng đầu tư vào bất động sản
Trong dự thảo nêu một điểm mới là thành lập quỹ tín thác bất động sản để mọi người dân đều có thể đầu tư vào thị trường nhà đất. Theo đó, quỹ sẽ huy động vốn nhàn rỗi của người dân, nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua phát hành chứng chỉ quỹ. “Quỹ tín thác bất động sản sẽ là kênh huy động vốn nhàn rỗi của người dân cho thị trường nhà ở. Khắc phục tình trạng vốn cho thị trường nhà ở chỉ trông chờ và ngân hàng như hiện nay. Từ đó sẽ tạo động lực mới cho phát triển nhà ở”.
“Khi có quỹ tín thác, người dân chỉ cần có 5 triệu đồng là có thể bỏ tiền vào quỹ này. Quỹ giúp người dân có ít vốn, ít thông tin và không có chuyên môn cũng có thể đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Lợi nhuận thu được sẽ trả cho người bỏ tiền vào quỹ theo tỉ lệ góp. Hầu hết các nước đều có quỹ này” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng lưu ý: Mô hình quỹ tín thác bất động sản là một trong những cách chứng khoán hóa bất động sản (thông qua chứng chỉ quỹ). Vì vậy, cần có biện pháp kiểm soát nhân lực, nguồn vốn, quản lý rủi ro, chế độ báo cáo... khi lập quỹ này.
Mua nhà qua quỹ tiết kiệm nhà ở: Không tưởng?
Dự thảo cũng đưa ra ý tưởng thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở bằng việc trích từ tiền lương hằng tháng theo tỉ lệ nhất định của người lao động. Sau 10-15 năm, người gửi tiền sẽ được mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm này. Nếu người gửi không có nhu cầu mua nhà ở thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi. Đây là mô hình được hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển áp dụng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng ý tưởng lập quỹ này là không tưởng, bởi: “Nhiều người lao động có lương hằng tháng ở ta lo ăn không nổi, nói chi tới việc dành ra một phần để đóng vào quỹ này. Hơn nữa, với thu nhập hiện nay, nếu mỗi người chỉ góp vài phần trăm tiền lương thì đến khi nào họ mới mua nổi nhà?”.
Qua ngân hàng để an toàn cho hai bên
“Ở các nước, việc mua bán nhà đất đều phải thanh toán qua ngân hàng, còn ở Việt Nam thường trả tiền trực tiếp. Điều này không an toàn cho cả hai bên, nhất là khi mua nhà theo hình thức góp vốn. Vì thế, khi mua bán nhà ở, bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng” - Bộ Xây dựng đề xuất.
Để tránh rủi ro cho người mua và minh bạch thị trường nhà đất, Bộ Xây dựng cũng cho rằng nên tạo cơ chế khuyến khích người dân mua bán nhà qua sàn giao dịch bất động sản như: được hưởng ưu đãi về thuế chuyển nhượng, lệ phí trước bạ, tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục xác nhận sở hữu.
Dự thảo cũng đề nghị nên áp mức thuế thu nhập cá nhân cao hơn, nếu cá nhân mua bán nhà ở trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 năm. Đánh thuế lũy tiến với các trường hợp có nhiều nhà đất hoặc có nhà ở với diện tích lớn. Cùng với đó, cần tăng thuế nhà đất nhằm hạn chế đầu cơ. Ngược lại, cần giảm thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà ở để hạn chế người dân mua bán ngầm để trốn thuế. Tiếp tục thực hiện cơ chế cho người dân được góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư vào dự án phát triển nhà ở...
Giao dịch nhà đất tại hội chợ bất động sản. Ảnh: HTD |
Có 5 triệu đồng cũng đầu tư vào bất động sản
Trong dự thảo nêu một điểm mới là thành lập quỹ tín thác bất động sản để mọi người dân đều có thể đầu tư vào thị trường nhà đất. Theo đó, quỹ sẽ huy động vốn nhàn rỗi của người dân, nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua phát hành chứng chỉ quỹ. “Quỹ tín thác bất động sản sẽ là kênh huy động vốn nhàn rỗi của người dân cho thị trường nhà ở. Khắc phục tình trạng vốn cho thị trường nhà ở chỉ trông chờ và ngân hàng như hiện nay. Từ đó sẽ tạo động lực mới cho phát triển nhà ở”.
“Khi có quỹ tín thác, người dân chỉ cần có 5 triệu đồng là có thể bỏ tiền vào quỹ này. Quỹ giúp người dân có ít vốn, ít thông tin và không có chuyên môn cũng có thể đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Lợi nhuận thu được sẽ trả cho người bỏ tiền vào quỹ theo tỉ lệ góp. Hầu hết các nước đều có quỹ này” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng lưu ý: Mô hình quỹ tín thác bất động sản là một trong những cách chứng khoán hóa bất động sản (thông qua chứng chỉ quỹ). Vì vậy, cần có biện pháp kiểm soát nhân lực, nguồn vốn, quản lý rủi ro, chế độ báo cáo... khi lập quỹ này.
Mua nhà qua quỹ tiết kiệm nhà ở: Không tưởng?
Dự thảo cũng đưa ra ý tưởng thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở bằng việc trích từ tiền lương hằng tháng theo tỉ lệ nhất định của người lao động. Sau 10-15 năm, người gửi tiền sẽ được mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm này. Nếu người gửi không có nhu cầu mua nhà ở thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi. Đây là mô hình được hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển áp dụng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng ý tưởng lập quỹ này là không tưởng, bởi: “Nhiều người lao động có lương hằng tháng ở ta lo ăn không nổi, nói chi tới việc dành ra một phần để đóng vào quỹ này. Hơn nữa, với thu nhập hiện nay, nếu mỗi người chỉ góp vài phần trăm tiền lương thì đến khi nào họ mới mua nổi nhà?”.
(Theo PLTPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet