Phải loại bỏ nguy cơ tham nhũng khi thu hồi và quyết định giá đất
Những khiếm khuyết của luật Đất đai hiện hành và việc thực thi pháp luật đất đai đang gây nhiều bức xúc cho dân. Việc giải quyết các bức xúc này chính là mục tiêu của việc xây dựng luật Đất đai sửa đổi.
Cho đến nay, các bức xúc tập trung vào ba nhóm vấn đề chủ yếu: một là sự chật hẹp về thời hạn và hạn điền sử dụng đất nông nghiệp làm cho nông dân thiếu yên tâm, không tạo được động lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn; hai là tham nhũng trong quản lý đất đai vẫn đang ở nhóm đầu của bảng tham nhũng ở Việt Nam; ba là khiếu kiện của dân về đất đai vẫn đang chiếm tới 80% tổng lượng khiếu kiện của dân.
Tất cả đều biết rằng, nguy cơ tham nhũng lớn trong quản lý đất đai nảy sinh từ cơ chế Nhà nước thu hồi đất: cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền thu hồi đất của dân để giao cho nhà đầu tư vì lợi ích riêng của nhà đầu tư, và cơ quan nhà nước có quyền quyết định giá đất áp dụng vào tính toán bồi thường cho người bị thu hồi đất cũng như tính toán tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với nhà đầu tư.
Cũng từ cơ chế Nhà nước thu hồi đất và quyết định giá đất để tính bồi thường không hợp lý mà làm cho khiếu nại của dân về đất đai ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ. Vậy để làm giảm khiếu nại của dân về đất đai cũng cần loại bỏ đi những bất hợp lý trong cơ chế Nhà nước thu hồi đất và quyết định giá đất.
Vừa qua, tại Đồng Nai, bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến lãnh đạo 19 tỉnh, thành phía Nam về dự thảo luật Đất đai sửa đổi. Nội dung được các ý kiến đề cập tới nhiều nhất tại hội thảo cũng là cơ chế phù hợp để thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất và cơ chế quản lý việc định giá đất cho phù hợp thị trường.
Nhiều ý kiến đã tán thành với dự thảo về quy định chỉ áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch và tiến hành giao đất, cho thuê đất theo cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất. Áp dụng nghiêm cơ chế này có ưu điểm là loại bỏ được nguy cơ tham nhũng nảy sinh trong giao đất, cho thuê đất trực tiếp cho một nhà đầu tư đã được chỉ định, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm đáng kể. Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, các nhược điểm này tồn tại ở khá nhiều dạng nhưng có ba vấn đề chính cần xem xét.
1. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch đã được quy định trong luật Đất đai 2003 nhưng mới chỉ được áp dụng rộng rãi tại Đà Nẵng, chưa được các địa phương khác áp dụng. Từ thực tiễn cho thấy dễ xuất hiện nguy cơ là quy hoạch xong, thu hồi đất xong nhưng nhà đầu tư không muốn đầu tư trên đất đó do nhìn thấy quy hoạch bất khả thi. Từ ngữ cảnh này, có thể thấy cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch chỉ có hiệu quả đối với các đô thị có sức hút đầu tư lớn, chưa chắc đã phù hợp với tất cả các địa phương.
2. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch chỉ làm giảm được nguy cơ tham nhũng trong giao đất, cho thuê đất trực tiếp cho nhà đầu tư chứ không giảm được nguy cơ tăng thêm khiếu kiện của dân trong thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Kể từ khi bộ luật Dân sự 2005 quy định quyền sử dụng đất là tài sản của dân thì cơ chế Nhà nước thu hồi đất không vì mục đích lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh là không phù hợp với điều 23 của Hiến pháp hiện hành. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất luôn tạo ra một nguy cơ tăng khiếu kiện của dân, nếu thực hiện lệch lạc sẽ tạo nên sự thiếu đồng thuận của dân.
3. Để cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch bảo đảm được công bằng xã hội thì luật Đất đai phải đổi mới toàn diện cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hiện nay trên thực tế, hầu hết các địa phương đều thực hiện bồi thường, hỗ trợ bằng tiền một lần. Người bị thu hồi đất nhận tiền xong coi như không còn liên quan gì tới dự án đầu tư. Người nông dân có đất luôn phải đứng ngoài công cuộc phát triển đất nước thông qua các dự án đầu tư. Nhiều ý kiến còn cho rằng, cơ chế thoả thuận giữa nhà đầu tư với người đang sử dụng đất làm cho một số người được bồi thường cao hơn so với trường hợp bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, và như vậy là bất công bằng nên phải gạt bỏ cơ chế thoả thuận mà chỉ áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Chúng ta không nên tư duy như vậy mà hãy hướng tới sự công bằng mà người dân luôn nhận được bồi thường ở mức độ cao trong mọi trường hợp. Cần hướng tới một cơ chế đồng thuận giữa cộng đồng tại địa phương và nhà đầu tư, 2/3 ý kiến đồng thuận được coi như cả cộng đồng đã đồng thuận. Nhà nước quyết định thu hồi đất sau khi đã đạt được đồng thuận theo cơ chế này. Hơn nữa, lợi ích thu được từ các dự án đầu tư cần được chia sẻ lâu dài cho cộng đồng tại địa phương và cộng đồng những người bị thu hồi đất.
Thu hồi đất rồi bỏ hoang lãng phí khiến không tạo được động lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn. Ảnh: Lê Hoàng Yến |
Tất cả đều biết rằng, nguy cơ tham nhũng lớn trong quản lý đất đai nảy sinh từ cơ chế Nhà nước thu hồi đất: cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền thu hồi đất của dân để giao cho nhà đầu tư vì lợi ích riêng của nhà đầu tư, và cơ quan nhà nước có quyền quyết định giá đất áp dụng vào tính toán bồi thường cho người bị thu hồi đất cũng như tính toán tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với nhà đầu tư.
Cũng từ cơ chế Nhà nước thu hồi đất và quyết định giá đất để tính bồi thường không hợp lý mà làm cho khiếu nại của dân về đất đai ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ. Vậy để làm giảm khiếu nại của dân về đất đai cũng cần loại bỏ đi những bất hợp lý trong cơ chế Nhà nước thu hồi đất và quyết định giá đất.
Vừa qua, tại Đồng Nai, bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến lãnh đạo 19 tỉnh, thành phía Nam về dự thảo luật Đất đai sửa đổi. Nội dung được các ý kiến đề cập tới nhiều nhất tại hội thảo cũng là cơ chế phù hợp để thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất và cơ chế quản lý việc định giá đất cho phù hợp thị trường.
Nhiều ý kiến đã tán thành với dự thảo về quy định chỉ áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch và tiến hành giao đất, cho thuê đất theo cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất. Áp dụng nghiêm cơ chế này có ưu điểm là loại bỏ được nguy cơ tham nhũng nảy sinh trong giao đất, cho thuê đất trực tiếp cho một nhà đầu tư đã được chỉ định, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm đáng kể. Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, các nhược điểm này tồn tại ở khá nhiều dạng nhưng có ba vấn đề chính cần xem xét.
1. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch đã được quy định trong luật Đất đai 2003 nhưng mới chỉ được áp dụng rộng rãi tại Đà Nẵng, chưa được các địa phương khác áp dụng. Từ thực tiễn cho thấy dễ xuất hiện nguy cơ là quy hoạch xong, thu hồi đất xong nhưng nhà đầu tư không muốn đầu tư trên đất đó do nhìn thấy quy hoạch bất khả thi. Từ ngữ cảnh này, có thể thấy cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch chỉ có hiệu quả đối với các đô thị có sức hút đầu tư lớn, chưa chắc đã phù hợp với tất cả các địa phương.
2. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch chỉ làm giảm được nguy cơ tham nhũng trong giao đất, cho thuê đất trực tiếp cho nhà đầu tư chứ không giảm được nguy cơ tăng thêm khiếu kiện của dân trong thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Kể từ khi bộ luật Dân sự 2005 quy định quyền sử dụng đất là tài sản của dân thì cơ chế Nhà nước thu hồi đất không vì mục đích lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh là không phù hợp với điều 23 của Hiến pháp hiện hành. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất luôn tạo ra một nguy cơ tăng khiếu kiện của dân, nếu thực hiện lệch lạc sẽ tạo nên sự thiếu đồng thuận của dân.
3. Để cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch bảo đảm được công bằng xã hội thì luật Đất đai phải đổi mới toàn diện cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hiện nay trên thực tế, hầu hết các địa phương đều thực hiện bồi thường, hỗ trợ bằng tiền một lần. Người bị thu hồi đất nhận tiền xong coi như không còn liên quan gì tới dự án đầu tư. Người nông dân có đất luôn phải đứng ngoài công cuộc phát triển đất nước thông qua các dự án đầu tư. Nhiều ý kiến còn cho rằng, cơ chế thoả thuận giữa nhà đầu tư với người đang sử dụng đất làm cho một số người được bồi thường cao hơn so với trường hợp bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, và như vậy là bất công bằng nên phải gạt bỏ cơ chế thoả thuận mà chỉ áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Chúng ta không nên tư duy như vậy mà hãy hướng tới sự công bằng mà người dân luôn nhận được bồi thường ở mức độ cao trong mọi trường hợp. Cần hướng tới một cơ chế đồng thuận giữa cộng đồng tại địa phương và nhà đầu tư, 2/3 ý kiến đồng thuận được coi như cả cộng đồng đã đồng thuận. Nhà nước quyết định thu hồi đất sau khi đã đạt được đồng thuận theo cơ chế này. Hơn nữa, lợi ích thu được từ các dự án đầu tư cần được chia sẻ lâu dài cho cộng đồng tại địa phương và cộng đồng những người bị thu hồi đất.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet