Phải lấp “khoảng trống” để đô thị phát triển bền vững
Hiện nay, tại Việt Nam có 755 đô thị - một con số cho thấy sự thành công trong việc phát triển đô thị. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số lượng, vấn đề "chất lượng" của đô thị đang ngày càng chịu nhiều sức ép.
Thiếu một hành lang pháp lý đủ mạnh để kiểm soát là thiếu sót căn bản cần sớm được khắc phục. Đây chính là mục tiêu mà các nhà làm luật hướng tới trong Luật Đô thị.
Ông Ochi Takeo, Cố vấn cao cấp JICA đã chỉ ra ba vấn đề hạn chế trong quy hoạch và phát triển đô thị tại Việt Nam. Thứ nhất, điều chỉnh quy hoạch quá nhiều lần. Việc lập các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết không thể bắt kịp với quá trình phát triển đô thị. Việc lập quy hoạch chi tiết và việc điều chỉnh quy hoạch lại dựa vào đề xuất của các nhà đầu tư. Thứ hai, mở rộng đô thị một cách lộn xộn, do chính quyền địa phương không thể tự phát triển đủ cơ sở hạ tầng đô thị do thiếu nguồn tài chính nên đã chọn phương thức BT (xây dựng - chuyển giao), nhưng khi áp dụng phương thức đầu tư này, chỉ những khu vực dễ phát triển mới được phát triển, các khu vực đô thị hiện hữu sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, còn nảy sinh hàng loạt vấn đề khác như: mất đi quỹ đất cho cây xanh và nông nghiệp, giá trị đất bị coi rẻ, hiệu quả kinh tế thấp... Thứ ba, thiếu biện pháp cho công tác tái thiết đô thị cũ. Điều này thể hiện ở sự chậm trễ về tiến độ trong việc thực hiện cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ tại các thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM.
Tại Việt Nam, đến nay đã có khoảng 20 luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng đô thị như Luật Quy hoạch Đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở… Chịu sự giám sát của rất nhiều văn bản pháp quy, sự phát triển của đô thị lại thiếu những quy định điều tiết được các hoạt động trên thực tế. Bà Phan Thị Mỹ Linh, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đánh giá, thực trạng hoạt động xây dựng trong các đô thị hiện rất thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong phát triển hạ tầng. Câu chuyện đào đường để hạ ngầm dây cáp điện, viễn thông… một cách vô tội vạ, thiếu khoa học là ví dụ cho sự phối hợp kém trong quá trình quản lý. Tại Singapore, chỉ có một tổ chức chịu trách nhiệm về xét duyệt quy hoạch và đầu tư; quy hoạch được luật hóa thành quy chế và các chương trình hành động cụ thể. Việt Nam có thể rút ra bài học này.
Theo TS Ulrich Battis, Trường Đại học Humbolt Berlin (CHLB Đức), cấu trúc của Luật Quy hoạch Đô thị Đức là đảm bảo việc tự quản của các chính quyền đô thị. Điều này thể hiện rất rõ khi quy định không tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền yêu cầu thành phố lập hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị cũng như các quy định về quy hoạch đô thị, quyền này cũng không thể có được từ hợp đồng và thỏa thuận. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc điều chỉnh các đồ án quy hoạch theo xu hướng nâng cao mật độ xây dựng để "chiều lòng" nhà đầu tư diễn ra khá phổ biến.
Bộ Xây dựng đã chỉ ra một thực tế, tại các khu vực nông thôn đông dân cư thuộc lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông đang phải đối mặt với thách thức hàng năm có khoảng 100km2 đất nông thôn được đô thị hóa. Trên thực tế, đây là một bộ phận của đô thị nhưng chưa được đầu tư phát triển hợp lý, hạ tầng thô sơ. Do nhu cầu phát triển mở rộng của các thành phố lớn mà nhiều xã biến thành phường, nhiều khu đất kém chất lượng vẫn được lựa chọn làm đất phát triển đô thị… Những "khoảng trống" ấy cần sớm được chỉnh lý, để đô thị Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.
Nhiều hạn chế
Nếu năm 1999, cả nước có 629 đô thị, thì đến nay đã phát triển đến 755 đô thị, được mở rộng và nâng tầm với nhiều công trình kiến trúc khang trang, bề thế. Nhưng tốc độ đô thị hóa nhanh, mạng lưới mở rộng đã tạo ra nhiều sức ép đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị.Nhiều Khu ĐTM hình thành, nhưng vẫn phải sửa đổi nhiều chính sách để đô thị phát triển bền vững. Trong ảnh: Khu ĐTM Trung Hoà - Nhân Chính. Images: Thái Hà |
Ông Ochi Takeo, Cố vấn cao cấp JICA đã chỉ ra ba vấn đề hạn chế trong quy hoạch và phát triển đô thị tại Việt Nam. Thứ nhất, điều chỉnh quy hoạch quá nhiều lần. Việc lập các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết không thể bắt kịp với quá trình phát triển đô thị. Việc lập quy hoạch chi tiết và việc điều chỉnh quy hoạch lại dựa vào đề xuất của các nhà đầu tư. Thứ hai, mở rộng đô thị một cách lộn xộn, do chính quyền địa phương không thể tự phát triển đủ cơ sở hạ tầng đô thị do thiếu nguồn tài chính nên đã chọn phương thức BT (xây dựng - chuyển giao), nhưng khi áp dụng phương thức đầu tư này, chỉ những khu vực dễ phát triển mới được phát triển, các khu vực đô thị hiện hữu sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, còn nảy sinh hàng loạt vấn đề khác như: mất đi quỹ đất cho cây xanh và nông nghiệp, giá trị đất bị coi rẻ, hiệu quả kinh tế thấp... Thứ ba, thiếu biện pháp cho công tác tái thiết đô thị cũ. Điều này thể hiện ở sự chậm trễ về tiến độ trong việc thực hiện cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ tại các thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM.
Cần sớm chỉnh lý
Tại hội thảo tham vấn quốc tế về dự thảo Luật Đô thị do Bộ Xây dựng vừa tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra nhiều mô hình quản lý ở các nước phát triển. Từ đó, "ngó sang" thực tế đang diễn ra tại nhiều đô thị Việt Nam có thể thấy những "khoảng trống" mà Luật Đô thị cần phải lấp đầy.Tại Việt Nam, đến nay đã có khoảng 20 luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng đô thị như Luật Quy hoạch Đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở… Chịu sự giám sát của rất nhiều văn bản pháp quy, sự phát triển của đô thị lại thiếu những quy định điều tiết được các hoạt động trên thực tế. Bà Phan Thị Mỹ Linh, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đánh giá, thực trạng hoạt động xây dựng trong các đô thị hiện rất thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong phát triển hạ tầng. Câu chuyện đào đường để hạ ngầm dây cáp điện, viễn thông… một cách vô tội vạ, thiếu khoa học là ví dụ cho sự phối hợp kém trong quá trình quản lý. Tại Singapore, chỉ có một tổ chức chịu trách nhiệm về xét duyệt quy hoạch và đầu tư; quy hoạch được luật hóa thành quy chế và các chương trình hành động cụ thể. Việt Nam có thể rút ra bài học này.
Theo TS Ulrich Battis, Trường Đại học Humbolt Berlin (CHLB Đức), cấu trúc của Luật Quy hoạch Đô thị Đức là đảm bảo việc tự quản của các chính quyền đô thị. Điều này thể hiện rất rõ khi quy định không tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền yêu cầu thành phố lập hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị cũng như các quy định về quy hoạch đô thị, quyền này cũng không thể có được từ hợp đồng và thỏa thuận. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc điều chỉnh các đồ án quy hoạch theo xu hướng nâng cao mật độ xây dựng để "chiều lòng" nhà đầu tư diễn ra khá phổ biến.
Bộ Xây dựng đã chỉ ra một thực tế, tại các khu vực nông thôn đông dân cư thuộc lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông đang phải đối mặt với thách thức hàng năm có khoảng 100km2 đất nông thôn được đô thị hóa. Trên thực tế, đây là một bộ phận của đô thị nhưng chưa được đầu tư phát triển hợp lý, hạ tầng thô sơ. Do nhu cầu phát triển mở rộng của các thành phố lớn mà nhiều xã biến thành phường, nhiều khu đất kém chất lượng vẫn được lựa chọn làm đất phát triển đô thị… Những "khoảng trống" ấy cần sớm được chỉnh lý, để đô thị Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.
Nhân tố căn bản để bảo đảm cho đô thị phát triển bền vững và trở thành động lực phát triển của nền kinh tế chính là thể chế. Nhưng hiện nay, hệ thống pháp luật về đầu tư phát triển đô thị hiện còn thiếu, không đồng bộ và chồng chéo. Ông Trịnh Đình Dũng (Bộ trưởng Bộ Xây dựng) |
(Theo KTĐT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet