Trả lời

Theo quy định tại  điểm a Khoản 1  Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS)  quy định: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Theo bạn trình bày thì trường hợp của bạn không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS:  “Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.

Bạn cũng không từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 642 BLDS, do vậy loại trừ trường hợp bạn không được hưởng di sản thừa kế. Bộ luật dân sự chưa có quy định nào bắt buộc người hưởng thừa kế phải ở cùng người để lại di sản thừa kế. Như vậy, theo quy định nêu trên thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn. Tốt nhất, bạn nên giải thích để ông bà nội bạn hiểu và làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, chia thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp, nếu ông bà nội bạn thống nhất và đồng ý với ý nguyện của bố bạn trước khi mất và của mẹ bạn thì tất cả các đồng thừa kế liên hệ phòng công chứng nơi có nhà đất để làm thủ tục kê khai di sản thừa kế, vì bố bạn mất quá 6 tháng do vậy, ông bà nội bạn vẫn nhận phần di sản của mình sau đó tặng cho lại cho bạn, đồng thời mẹ bạn cũng làm tặng cho phần của mẹ bạn cho bạn, mục đích nhà đất để thờ cúng tổ tiên. Trường hợp, nếu mẹ bạn không tặng cho phần mẹ bạn thì bạn và mẹ bạn sẽ là đồng sở hữu nhà đất nêu trên. Nếu ông bà nội bạn không đồng ý, thì bạn cùng mẹ bạn khởi kiện tới Tòa có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế.

Luật sư Vũ Thị Hiên
(Theo Dantri)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME