Phải làm gì để bảo đảm quyền lợi khi cho thuê nhà ở?
Hỏi: Tôi có ngôi nhà ở mặt phố, hiện không sử dụng đến nên nhiều người hỏi thuê để mở cửa hàng kinh doanh nhưng nghe nói việc cho thuê nhà rất dễ xảy ra tranh chấp hoặc phức tạp giữa chủ nhà và người thuê.
Đề nghị luật sư cho biết, nếu tôi cho thuê nhà thì cần làm gì để bảo đảm được quyền lợi của mình và tránh những phức tạp về sau? Trần Binh Nguyên (Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội)
Theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 63 Nghị định 71/2010/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở: "Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê nhà từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký". Hợp đồng thuê nhà ở phải thể hiện các nội dung: tên và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở; giá và phương thức thanh toán; thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành (nếu có); thời hạn cho thuê; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký (theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Nhà ở). Sau khi ký kết hợp đồng, hai bên có thể mang các giấy tờ về nhà ở, về nhân thân tới phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng thuê nhà.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực thuế, người cho thuê nhà phải thực hiện thủ tục và nộp các loại thuế sau: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài. Tuy nhiên, bên cho thuê và bên thuê nhà có thể thỏa thuận bên nào trực tiếp nộp các loại thuế kể trên (việc thỏa thuận cần thể hiện trong hợp đồng hoặc phụ lục của hợp đồng thuê nhà). Để biết rõ các mức thuế phải nộp, hai bên có thể đến bộ phận tư vấn thuế thuộc chi cục thuế quận, huyện nơi có nhà cho thuê để được hướng dẫn cụ thể.
Trả lời
Người có nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình có thể cho người khác thuê để ở hoặc hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên cũng như tránh xảy ra tranh chấp hoặc phức tạp giữa bên cho thuê và bên thuê nhà, hai bên cần tuân thủ quy định của pháp luật về lĩnh vực này, cụ thể như sau: Thứ nhất, giao kết hợp đồng thuê nhà; thứ hai, làm tròn nghĩa vụ thuế.Theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 63 Nghị định 71/2010/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở: "Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê nhà từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký". Hợp đồng thuê nhà ở phải thể hiện các nội dung: tên và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở; giá và phương thức thanh toán; thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành (nếu có); thời hạn cho thuê; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký (theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Nhà ở). Sau khi ký kết hợp đồng, hai bên có thể mang các giấy tờ về nhà ở, về nhân thân tới phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng thuê nhà.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực thuế, người cho thuê nhà phải thực hiện thủ tục và nộp các loại thuế sau: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài. Tuy nhiên, bên cho thuê và bên thuê nhà có thể thỏa thuận bên nào trực tiếp nộp các loại thuế kể trên (việc thỏa thuận cần thể hiện trong hợp đồng hoặc phụ lục của hợp đồng thuê nhà). Để biết rõ các mức thuế phải nộp, hai bên có thể đến bộ phận tư vấn thuế thuộc chi cục thuế quận, huyện nơi có nhà cho thuê để được hướng dẫn cụ thể.
Luật sư Trần Huê
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet