Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp khó giải quyết giữa bên gây ảnh hưởng và bên chịu hậu quả.

Đây là thông tin được Sở Xây dựng TP cho biết tại một buổi giao lưu trực tuyến do báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 10-12.

Về việc giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư với các chủ công trình lân cận, Thông tư 39 nêu rõ: Khi phát hiện công trình có dấu hiệu bị lún, nứt hoặc có nguy cơ sụp đổ, chủ nhà hoặc chủ đầu tư phải khẩn trương xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không tự giải quyết được tranh chấp thì báo cáo UBND cấp xã để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, Thông tư 39 lại chưa đề cập những trường hợp cụ thể hơn. Ví dụ: Hai nhà sở hữu chung tường, một nhà muốn nâng tầng, nhà kia không chịu thì phải xử lý như thế nào?

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP, nhận định: Trước hết hai bên cần xem lại giấy chủ quyền công nhận bức tường đó ra sao. Đối với nhà liên kế phố, kết cấu ban đầu là tường chung, cột chung, móng chung, khi một trong hai phía có yêu cầu nâng tầng thì bắt buộc phải có sự đồng ý của nhà không nâng tầng. Cũng theo ông Hiệp, nếu bên cần nâng tầng quyết định dùng hệ chịu lực riêng, thi công lại phần móng, cột nằm trong diện tích nhà nâng tầng thì cơ quan chức năng vẫn cho phép họ sử dụng chung phần hệ chịu lực và tường hiện hữu, ngoại trừ hai bên có cam kết khác.

Trong thực tế còn có cả những trường hợp một nhà xây mới gây ảnh hưởng đến nhiều căn lân cận. Sở Xây dựng cho biết trong trường hợp này phải đình chỉ thi công nhà mới để giải quyết sự cố. Tuy nhiên, không phải lúc nào những khiếu nại của nhà lân cận cũng đúng.

Theo ông Hiệp, cần phải khảo sát trước hiện trạng nhà liền kề để có cơ sở so sánh. Việc khảo sát phải tiến hành cho cả nền móng lẫn kết cấu nhà, phải quay phim, chụp ảnh và được cả hai bên lưu lại.

Việc khảo sát phải tiến hành nhanh, theo đề cương cụ thể được hai bên thỏa thuận, không làm hư hại và ảnh hưởng đến cuộc sống, việc kinh doanh của nhà lân cận và phải trả lại nguyên trạng trong thời gian sớm nhất. Đã có trường hợp nhà lân cận không đồng ý cho khảo sát, chính quyền địa phương phải can thiệp để công việc được tiến hành thuận lợi.

Trong hợp đồng thi công, chủ nhà và đơn vị thi công phải ràng buộc, thậm chí phải mua bảo hiểm để bồi thường thiệt hại khi xâm hại đến nhà lân cận, kể cả thiệt hại về người. Đối với những trường hợp gây hại nhà lân cận, thực tế việc bồi thường cũng phức tạp vì ngoài bồi thường xác nhà còn bồi thường về kinh tế, tinh thần... với giá trị chênh lệch rất lớn so với xác nhà và phải nhờ đến sự phán xét của tòa án.

Luật sư Huỳnh Văn Nông, Đoàn Luật sư TP, khẳng định trong trường hợp tòa án kết luận công trình xây dựng không làm hư hại đến nhà lân cận, chủ đầu tư công trình sẽ không phải bồi thường. Thậm chí, chủ đầu tư công trình còn có thể yêu cầu chủ nhà bên cạnh phải bồi thường thiệt hại cho những ngày không thi công để phục vụ cho việc thẩm định của tòa án.

(Theo PLTPHCM)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME