"Nóng" lấn chiếm đất công: Có sự tiếp tay cho sai phạm?
Lấn chiếm đất công là một hiện trạng nhức nhối trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dù đã qua nhiều đợt thanh tra, xử lý, nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Phải chăng đã có sự tiếp tay của chính quyền sở tại cho những sai phạm này?
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng chủ trì cùng Thanh tra TP và các Sở (Tài nguyên Môi trường, Nội vụ) đang tiến hành kiểm tra đôn đốc tại các quận, huyện, thị xã về việc xử lý vi phạm lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng.
Ngày 28/9, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, ông Trần Đức Học cho biết, theo số liệu thống kê của UBND các quận (huyện), thị xã, tổng số trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai và vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Hà Nội lên tới 788 trường hợp. Tuy nhiên, từ 9/7/2012 đến 20/9/2012, các quận (huyện) đã xử lý xong 407/788 trường hợp. Số tồn đọng còn lại 381 trường hợp vi phạm.
Theo kết quả rà soát, phân tích của Đoàn kiểm tra và UBND các quận (huyện), trong số 381 trường hợp vi phạm đang phải tập trung xử lý, có 261 trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích. Cụ thể, tại các quận Đống Đa có 1 trường hợp; Thanh Xuân: 2 trường hợp; Gia Lâm: 4 trường hợp; Sóc Sơn: 5 trường hợp; Hà Đông: 9 trường hợp; Thường Tín: 27 trường hợp; Quốc Oai: 106 trường hợp; Hoài Đức: 49; Phú Xuyên: 33 trường hợp; Ba Vì: 4 trường hợp; Đan Phượng: 11 trường hợp; Mỹ Đức: 10 trường hợp.
Như vậy, sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt, số vụ vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất công đã được xử lý trên 50%. Ở những địa bàn có số vụ lấn chiếm đất nông nghiệp lớn như Quốc Oai, tỷ lệ xử lý đạt khá cao (thời điểm tháng 6/2012, huyện này có tới 380 vụ vi phạm). Tuy vậy, số vụ còn tồn đọng là các trường hợp khó xử lý.
Các vi phạm liên quan tới đất đai chủ yếu là lấn chiếm, xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất công và nơi chưa có quy hoạch xây dựng. Nhiều trường hợp xây dựng lấn chiếm cả hành lang đê điều, sông, ao, hồ; đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường, như ở các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất, Phú Xuyên... Một số hộ gia đình lấn chiếm đất nông nghiệp nằm dọc 2 bên các đường giao thông. Các hộ này đã xây dựng nhà cấp 4 để kinh doanh, bán hàng hóa, cho thuê làm kho bãi. Nhiều hộ đã mua đi bán lại diện tích đất lấn chiếm. Đây là vấn đề rất phức tạp trong tương lai khi triển khai các dự án mở rộng, nâng cấp đường giao thông.
Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, thực tế trên cho thấy trách nhiệm, hiệu quả, vai trò quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng của chính quyền cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Sự yếu kém thể hiện ở việc chậm phát hiện, tư tưởng né tránh, có biểu hiện bao che của một số cán bộ công chức... Ở đây, trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền địa phương bị buông lỏng, đặc biệt ở cấp xã, phường.
Trong khi đó, chính quyền cấp quận, huyện, thị xã chưa đề cao trách nhiệm, còn quan liêu, giao phó cho chính quyền cấp phường, xã, thị trấn hoặc thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát kiểm tra và chưa kiên quyết, chủ động xử lý các vi phạm. Đối với cấp phường, xã, thị trấn, mặc dù được phân cấp quản lý, được tăng cường cán bộ thanh tra xây dựng, nhưng công tác quản lý, giám sát chủ đầu tư xây dựng công trình theo giấy phép và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Một bộ phận cán bộ các cấp còn ngại va chạm hoặc có tiêu cực. Nhiều trường hợp sau khi phát hiện các sai phạm đã không kịp thời xử lý, thậm chí còn tìm cách hợp thức hoặc tiếp tay cho các sai phạm.
Phá dỡ công trình xây dựng trái phép trên đất công ở quận Hà Đông (Hà Nội) |
Ngày 28/9, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, ông Trần Đức Học cho biết, theo số liệu thống kê của UBND các quận (huyện), thị xã, tổng số trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai và vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Hà Nội lên tới 788 trường hợp. Tuy nhiên, từ 9/7/2012 đến 20/9/2012, các quận (huyện) đã xử lý xong 407/788 trường hợp. Số tồn đọng còn lại 381 trường hợp vi phạm.
Theo kết quả rà soát, phân tích của Đoàn kiểm tra và UBND các quận (huyện), trong số 381 trường hợp vi phạm đang phải tập trung xử lý, có 261 trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích. Cụ thể, tại các quận Đống Đa có 1 trường hợp; Thanh Xuân: 2 trường hợp; Gia Lâm: 4 trường hợp; Sóc Sơn: 5 trường hợp; Hà Đông: 9 trường hợp; Thường Tín: 27 trường hợp; Quốc Oai: 106 trường hợp; Hoài Đức: 49; Phú Xuyên: 33 trường hợp; Ba Vì: 4 trường hợp; Đan Phượng: 11 trường hợp; Mỹ Đức: 10 trường hợp.
Như vậy, sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt, số vụ vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất công đã được xử lý trên 50%. Ở những địa bàn có số vụ lấn chiếm đất nông nghiệp lớn như Quốc Oai, tỷ lệ xử lý đạt khá cao (thời điểm tháng 6/2012, huyện này có tới 380 vụ vi phạm). Tuy vậy, số vụ còn tồn đọng là các trường hợp khó xử lý.
Các vi phạm liên quan tới đất đai chủ yếu là lấn chiếm, xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất công và nơi chưa có quy hoạch xây dựng. Nhiều trường hợp xây dựng lấn chiếm cả hành lang đê điều, sông, ao, hồ; đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường, như ở các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất, Phú Xuyên... Một số hộ gia đình lấn chiếm đất nông nghiệp nằm dọc 2 bên các đường giao thông. Các hộ này đã xây dựng nhà cấp 4 để kinh doanh, bán hàng hóa, cho thuê làm kho bãi. Nhiều hộ đã mua đi bán lại diện tích đất lấn chiếm. Đây là vấn đề rất phức tạp trong tương lai khi triển khai các dự án mở rộng, nâng cấp đường giao thông.
Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, thực tế trên cho thấy trách nhiệm, hiệu quả, vai trò quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng của chính quyền cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Sự yếu kém thể hiện ở việc chậm phát hiện, tư tưởng né tránh, có biểu hiện bao che của một số cán bộ công chức... Ở đây, trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền địa phương bị buông lỏng, đặc biệt ở cấp xã, phường.
Trong khi đó, chính quyền cấp quận, huyện, thị xã chưa đề cao trách nhiệm, còn quan liêu, giao phó cho chính quyền cấp phường, xã, thị trấn hoặc thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát kiểm tra và chưa kiên quyết, chủ động xử lý các vi phạm. Đối với cấp phường, xã, thị trấn, mặc dù được phân cấp quản lý, được tăng cường cán bộ thanh tra xây dựng, nhưng công tác quản lý, giám sát chủ đầu tư xây dựng công trình theo giấy phép và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Một bộ phận cán bộ các cấp còn ngại va chạm hoặc có tiêu cực. Nhiều trường hợp sau khi phát hiện các sai phạm đã không kịp thời xử lý, thậm chí còn tìm cách hợp thức hoặc tiếp tay cho các sai phạm.
(Theo ANTĐ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet