Nông dân thất nghiệp

Ông Nguyễn Hữu Sảng, Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 2, phường Phú Đô cho biết: Khi nhà nước có chủ trương giải phóng mặt bằng diện tích đất thuộc dự án xây dựng sân vận động Mỹ Đình vào giai đoạn 2004 - 2005, chỉ có chưa đầy 50% hộ gia đình trên địa bàn phường Phú Đô đồng ý bán đất cho dự án.

Sự không đồng thuận này là do thời điểm đó đất ở vùng Phú Đô có giá đền bù chỉ 5-7 triệu/m2, khá thấp so với giá thị trường. Hơn thế, đất của người làng Phú Đô là "cần câu cơm" của người dân, nên đa số ý kiến đều băn khoăn “bán đất lấy gì mà sống”.Vì thế, vào thời điểm đó, việc bán đất cho dự án vẫn còn ít được người làng quan tâm.


Làng Phú Đô (Mỹ Đình) đang bỡ ngỡ trước quá trình đô thị hóa quá nhanh

Tuy nhiên, sau đó chưa đầy nửa năm, giá đất ở khu vực này đã "đội" lên mức 100 triệu/m2, với những vị trí “đắc địa”, giá đất ở Phú Đô còn lên tới 200 triệu/m2. Với mức giá bồi thường như thế, không ít hộ gia đình trong vùng đã nhận về một lúc trên 3 tỷ đồng. Trước cảnh "vớ bẫm" mà không phải nặng nhọc lao động, những người dân Phú Đô đã đua nhau cắt xẻ đất, bán tống bán tháo để kiếm tiền.

Không chỉ ở Phú Đô, xã Di Trạch cũng là địa bàn hiện đang rộ lên chuyện bán đất cho dự án. Trưởng thôn Rền, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, bà Nguyễn Thị Kim Anh cho biết: Đất nông nghiệp ở xã Di Trạch bị thu hồi nhiều nhất vùng với số lượng gần như toàn bộ. Với diện tích đất ở ít ỏi còn lại hiện cũng đã nằm trong quy hoạch mới. Sau khi đất canh tác bị thu hồi, người dân Di Trạch phần lớn trở thành những người nông dân không có công ăn việc làm. Bởi ngoài nông nghiệp, họ hoàn toàn không được đào tạo về một nghành nghề nào khác.

Nhưng chuyện người dân không có việc làm vẫn chưa chua xót bằng cảnh hàng trăm hecta ruộng đã bị thu hồi, giải phóng mặt bằng ở Di Trạch giờ vẫn bị bỏ hoang mà chưa tiến hành xây dựng. Những người dân ở đây đã phải tranh thủ một vài mét đất ven làng để trồng bí, bầu kiếm thêm đồng rau, cháo qua ngày.

“Giàu xổi” là tai họa

Có trong tay số tài sản lớn mà lại không mất sức lao động, bên canh đó là tình trạng thất nghiệp đã khiến cho tệ nạn xã hội xảy ra ở những vùng ven Hà Nội xảy ra như một tất yếu. Bà Phạm Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Đô khẳng định trước những nhức nhối, tệ nạn xảy ra sau quá trình thu hồi đất phục vụ dự án, theo bà, để cải thiện tình trạng trên, cần một chính sách dạy nghề cũng như đào tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất.

Bà Thư cũng cho biết, hiện Phú Đô đang tích cực xúc tiến các dự án phát triển nghề làm bún của địa phương với mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu thời gian rảnh rỗi của người dân, từ đó bớt đi các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên thực tế việc thực hiện chủ trương trên lại chưa phát huy được hiệu quả.

Nếu quan sát bề ngoài, đời sống vật chất của những người dân hậu thu hồi đất có vẻ như đang dần được nâng lên với đường sá mở rộng, nhà cửa, trường học mọc lên san sát. Tuy nhiên đó chỉ là lớp “váng mỡ” nổi trên bề mặt bức tranh đô thị hóa còn đằng sau nó vẫn là những vấn đề xã hội ngổn ngang chưa được thực hiện…

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME