Luật đất đai ở Bắc Kinh quy định không được phép phá hủy ngôi nhà thuộc tài sản cá nhân mà chưa được sự chấp thuận của gia chủ. Đồng thời, khi phá dỡ những ngôi nhà xung quanh không được phép làm tổn hại đến cấu trúc tòa nhà được thỏa thuận giải tỏa. Vì vậy, có khá nhiều ngồi nhà vẫn cố thủ thay cho tiếng nói phản đối trước chính sách giải tỏa mà họ cảm thấy còn thiếu thỏa đáng. Cũng chính trong hoàn cảnh éo le đó, các nhà thầu lại có dịp phát huy tinh thần “nắn” đường quốc lộ một cách đầy nghệ thuật.

Ngôi nhà của gia chủ  Lâu Bao Cấn quyết bám trụ tới cùng do chưa đạt được thỏa thuận với nhà nước về giá đền bù khiến tuyến đường cao tốc nối liền thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang tới ga Ôn Lĩnh phải “lượn sóng”. Trước sự kiên trì của chủ nhà, sau hơn một năm ầm ĩ trên truyền thông, các nhà chức trách Trung Quốc đã chấp nhận nhượng bộ tăng mức đền bù. Và đến tháng 12/2012, tòa nhà 5 tầng nằm “chình ình” giữa con đường mới xây cuối cùng đã bị phá bỏ.


Một tòa nhà “đinh” chênh vênh trên gò đất cao giữa công trình đang thi công tại thành phố Trùng Khánh của miền Tây Trung Quốc. Nguyên nhân cũng không có gì khác bởi gia chủ không thể chấp nhận số tiền bồi thường ít ỏi mà chính quyền đưa ra vào 13/3/2007.

Nhiều tòa nhà bị cô lập trong dự án xây dựng lại ngôi làng Dương Cơ, thuộc thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc. Một người dân kiên quyết chống cự việc di dời cho biết điện nước đều bị cắt sạch, nhưng họ sẽ không lùi bước.

Một số ngôi nhà bấp bênh trên nền đất cao tại thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc – nổi tiếng với con đập Tam Hiệp gây nhiều tranh cãi. Nơi đây điện nước thường xuyên bị mất do các cuộc “tấn công” vô danh vào ban đêm.

Tháng 10/2010, móng của một ngôi nhà lộ rõ giữa công trường xây dựng ở thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam. Tòa án có đủ thẩm quyền quyết định phá hủy ngôi nhà này song các chuyên gia pháp lý cho rằng hành động này có thể dẫn tới tình trạng bạo lực, bất mãn của người dân. Và thực tế, Côn Minh đã bùng phát những cuộc biểu tình rầm rộ với sự ngờ vực sâu sắc của người dân đối với mục đích của quan chức chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước đằng sau dự án nhà máy lọc dầu có nguy cơ gây ô nhiễm cao và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người.

Tháng 12/2012, công nhân xây dựng xung quanh một gò đất tại một công trường ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Gia chủ của ngôi nhà này không chấp nhận mức bồi thường của của tập đoàn xây dựng.

Tháng 2/2013, một số ngôi nhà trong làng Dương Nhị tại trung tâm thành phố Quảng Châu vẫn trụ vững trước sức ép của các chủ đầu tư xây dựng. Ngôi làng này có lịch sử hơn 900 năm và hơn 4.000 dân làng. Các dự án tái định cư bắt đầu từ năm 2010 song đã bị hoãn lại do gia chủ ở đây không chấp nhận khoản tiền bồi thường.

Năm 2007, Lộc Chi Khư đã thất bại trong thỏa thuận bồi thường thiệt hại với các nhà phát triển của Công viên phần mềm Đại Liên. Vì vậy, ngôi nhà của ông nằm lúp xúp giữa những tòa nhà cao 3m và mắc kẹt giữa công trường.

Sự tăng trưởng dân số ở Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, nhưng tốc độ di cư đến các khu vực đô thị đã tăng lên nhanh chóng, với gần một nửa dân số sống trong hoặc gần các thành phố, đô thị. Theo đuổi một nền kinh tế bùng nổ, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt vào các dự án BĐS và các chương trình cơ sở hạ tầng. Song những căn hộ, văn phòng và các tòa nhà chính phủ tân tiến được xây dựng một cách tràn lan trên nền đất cũ đã không thể dung hòa giữa truyền thống xưa với mối lợi nay. Nhưng hơn hết, đằng sau các dự án tráng lệ thường là nỗi cực nhọc của những người dân buộc phải di dời sang một miền đất xa lạ với cuộc sống không hề được đảm bảo như lời chủ thầu hứa hẹn dưới sự ủng hộ nhiệt tình của các quan chức địa phương. Để rồi, không biết tự bao giờ, những ngôi nhà đinh đã trở thành một biểu tượng riêng có của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và cũng như dự báo về một nền kinh tế phát triển đầy bấp bênh trên nền móng lung lay.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME