Những miếng đất có 2 sổ đỏ - Dân khổ, cán bộ tắc trách
Gần đây, bạn đọc ở Tp.HCM và nhiều địa phương gửi đơn đến Báo SGGP, than phiền chuyện chính quyền ở một số nơi làm việc tắc trách, một miếng đất được cấp đến 2 sổ đỏ, thậm chí cố ý làm sai như đất của người này lại cấp sổ đỏ cho người kia…
Chính những việc làm này đã gây nên cảnh người dân kiện thưa về đất đai, thế nhưng những cán bộ gây nên sai phạm này lại chẳng hề bị xử lý.
Có bạn đọc tại Tp.HCM phản ánh đất thuộc sở hữu của mình bỗng được người khác đem bán do họ cũng có sổ đỏ! Người mua chuẩn bị xây nhà thì đương sự may mắn phát hiện được. Chuyện lùm xùm, kiện ra chính quyền, rốt cuộc cán bộ làm sai cùng các bên liên quan giải quyết với nhau, im lặng điều chỉnh. Hành trình gian nan nhưng cuối cùng thấy thỏa đáng nên người dân coi như hòa. Nhưng cũng có những trường hợp không được như vậy.
Bà Nguyễn Mỹ Phương, ngụ tại số 65 đường Phạm Thế Hiển phường 1 quận 8 - Tp.HCM, hồi tháng 3/2010, mua miếng đất 2.236m² của ông Lê Văn Khúc, xã Đức Hòa Đông huyện Đức Hòa tỉnh Long An, với giá 144 triệu đồng. UBND huyện Đức Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (CNQSDĐ).
Nhưng rồi đất này lại nằm trong vùng quy hoạch giải tỏa của huyện, có người đến kê khai nhận đền bù. Bà Phương tìm hiểu mới biết năm 1997, sau khi cấp giấy CNQSDĐ cho ông Khúc, đến ngày 6/12/2000, UBND huyện Đức Hòa lại tiếp tục cấp giấy CNQSDĐ miếng đất này cho ông Mai Văn Hung ở cùng xã. Đất bị giải tỏa, ông Hung đến kê khai để nhận đền bù.
Bà Phương gửi đơn khiếu nại đến xã Đức Hòa Đông, đến Phòng TN-MT, đến Công an, Thanh tra huyện Đức Hòa để yêu cầu các nơi này giải quyết, bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà. Đã hơn một năm kể từ ngày bà gửi đơn, các nơi này vẫn im lặng. Gần đây, bà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Đức Hòa…
Miếng đất hơn 990m2 của bà Phạm Thị Chuộng ở số 292 đường Ấp Bắc phường 5 thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang càng bi hài hơn. Miếng đất này, bà Chuộng được cha mẹ ruột cho canh tác, sử dụng từ năm 1962 đến nay (loại đất vườn-thổ, có nộp thuế sử dụng đất từ năm 1993 đến năm 2008 và kê khai đăng ký QSDĐ tại phường). Năm 1993, bà Chuộng đăng ký và được xét cấp giấy CNQSDĐ. Chưa đủ tiền nộp thuế trước bạ nên bà Chuộng chưa được cấp giấy CNQSDĐ, nhưng bà vẫn tiếp tục canh tác, sử dụng miếng đất này.
Thế nhưng, năm 2004, ông Phạm Công Hoàn, bà Phạm Thị Hai (anh chị ruột bà Chuộng), với bà Phạm Ngọc Uyển (cháu ruột bà Chuộng) cùng đâm đơn khiếu nại đòi chia quyền thừa kế miếng đất này. Hòa giải không thành, vụ việc được đưa đến tòa án. Tòa xác định giải quyết vụ việc này thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Mỹ Tho (do đất chưa có giấy CNQSDĐ) nên đình chỉ vụ kiện.
Nào ngờ, trong lúc các bên tranh chấp chưa gửi hồ sơ đến UBND thành phố Mỹ Tho giải quyết, thì “đùng một cái”, tháng 11/2005, ông Lư Sanh Liêm, Trưởng phòng TN-MT thành phố Mỹ Tho, có tờ trình lên UBND thành phố xác định: Đất tại số 292 Ấp Bắc “không có tranh chấp, hồ sơ hợp lệ” và đề nghị UBND thành phố cấp giấy CNQSDĐ. Sau đó ông Nguyễn Hoàng Đảm, Phó Chủ tịch UBND thành phố, ký quyết định cấp giấy CNQSDĐ cho bà Hai, bà Chuộng, ông Hoàn và bà Uyển đồng sử dụng miếng đất trên.
Chưa hết, tháng 5/2006, bà Uyển lại được UBND thành phố Mỹ Tho cấp giấy CNQSDĐ toàn bộ diện tích miếng đất này dựa trên “hồ sơ chuyển nhượng” từ bà Chuộng, bà Hai, ông Hoàn. Bà Uyển liền yêu cầu những người sinh sống trên phần đất này dỡ nhà đi nơi khác.
Các con của bà Chuộng gửi đơn tố cáo đến khắp các cơ quan chức năng. Sau thời gian dài xác minh, tháng 2/2012, UBND thành phố Mỹ Tho xác định việc cấp giấy CNQSDĐ cho bà Chuộng, bà Hai, ông Hoàn và bà Uyển có nhiều sai phạm, cả về quy trình thủ tục, trong đó bà Chuộng, ông Hoàn và bà Hai không ký tên vào đơn xin cấp quyền sử dụng đất cho 4 đồng sử dụng và cũng không đến UBND phường 5 chứng thực chữ ký…
Điều quan trọng, UBND thành phố Mỹ Tho cũng xác định phần đất trên phải được cấp giấy CNQSDĐ cho gia đình bà Chuộng. Hiện bà Chuộng đang chờ được địa phương tiến hành xử lý theo kết luận này.
Chuyện một miếng đất có 2 sổ đỏ hầu như nơi nào cũng có, gây mất niềm tin trong dân vào công bộc của dân, gây hậu quả khó lường khi tài sản đó được đem bán, cầm cố, thế chấp… Ngay cả khi đã rõ trắng đen thì các cơ quan chức năng cũng chậm trả lại quyền lợi chính đáng cho dân. Còn việc xử lý cán bộ tắc trách, làm sai thì hầu như chẳng nghe nói tới!
Nhà đất của bà Chuộng được UBND thành phố Mỹ Tho cấp giấy CNQSDĐ cho những người không có hộ khẩu, không cư trú tại chỗ, không có quyền thừa kế. |
Có bạn đọc tại Tp.HCM phản ánh đất thuộc sở hữu của mình bỗng được người khác đem bán do họ cũng có sổ đỏ! Người mua chuẩn bị xây nhà thì đương sự may mắn phát hiện được. Chuyện lùm xùm, kiện ra chính quyền, rốt cuộc cán bộ làm sai cùng các bên liên quan giải quyết với nhau, im lặng điều chỉnh. Hành trình gian nan nhưng cuối cùng thấy thỏa đáng nên người dân coi như hòa. Nhưng cũng có những trường hợp không được như vậy.
Bà Nguyễn Mỹ Phương, ngụ tại số 65 đường Phạm Thế Hiển phường 1 quận 8 - Tp.HCM, hồi tháng 3/2010, mua miếng đất 2.236m² của ông Lê Văn Khúc, xã Đức Hòa Đông huyện Đức Hòa tỉnh Long An, với giá 144 triệu đồng. UBND huyện Đức Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (CNQSDĐ).
Nhưng rồi đất này lại nằm trong vùng quy hoạch giải tỏa của huyện, có người đến kê khai nhận đền bù. Bà Phương tìm hiểu mới biết năm 1997, sau khi cấp giấy CNQSDĐ cho ông Khúc, đến ngày 6/12/2000, UBND huyện Đức Hòa lại tiếp tục cấp giấy CNQSDĐ miếng đất này cho ông Mai Văn Hung ở cùng xã. Đất bị giải tỏa, ông Hung đến kê khai để nhận đền bù.
Bà Phương gửi đơn khiếu nại đến xã Đức Hòa Đông, đến Phòng TN-MT, đến Công an, Thanh tra huyện Đức Hòa để yêu cầu các nơi này giải quyết, bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà. Đã hơn một năm kể từ ngày bà gửi đơn, các nơi này vẫn im lặng. Gần đây, bà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Đức Hòa…
Miếng đất hơn 990m2 của bà Phạm Thị Chuộng ở số 292 đường Ấp Bắc phường 5 thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang càng bi hài hơn. Miếng đất này, bà Chuộng được cha mẹ ruột cho canh tác, sử dụng từ năm 1962 đến nay (loại đất vườn-thổ, có nộp thuế sử dụng đất từ năm 1993 đến năm 2008 và kê khai đăng ký QSDĐ tại phường). Năm 1993, bà Chuộng đăng ký và được xét cấp giấy CNQSDĐ. Chưa đủ tiền nộp thuế trước bạ nên bà Chuộng chưa được cấp giấy CNQSDĐ, nhưng bà vẫn tiếp tục canh tác, sử dụng miếng đất này.
Thế nhưng, năm 2004, ông Phạm Công Hoàn, bà Phạm Thị Hai (anh chị ruột bà Chuộng), với bà Phạm Ngọc Uyển (cháu ruột bà Chuộng) cùng đâm đơn khiếu nại đòi chia quyền thừa kế miếng đất này. Hòa giải không thành, vụ việc được đưa đến tòa án. Tòa xác định giải quyết vụ việc này thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Mỹ Tho (do đất chưa có giấy CNQSDĐ) nên đình chỉ vụ kiện.
Nào ngờ, trong lúc các bên tranh chấp chưa gửi hồ sơ đến UBND thành phố Mỹ Tho giải quyết, thì “đùng một cái”, tháng 11/2005, ông Lư Sanh Liêm, Trưởng phòng TN-MT thành phố Mỹ Tho, có tờ trình lên UBND thành phố xác định: Đất tại số 292 Ấp Bắc “không có tranh chấp, hồ sơ hợp lệ” và đề nghị UBND thành phố cấp giấy CNQSDĐ. Sau đó ông Nguyễn Hoàng Đảm, Phó Chủ tịch UBND thành phố, ký quyết định cấp giấy CNQSDĐ cho bà Hai, bà Chuộng, ông Hoàn và bà Uyển đồng sử dụng miếng đất trên.
Chưa hết, tháng 5/2006, bà Uyển lại được UBND thành phố Mỹ Tho cấp giấy CNQSDĐ toàn bộ diện tích miếng đất này dựa trên “hồ sơ chuyển nhượng” từ bà Chuộng, bà Hai, ông Hoàn. Bà Uyển liền yêu cầu những người sinh sống trên phần đất này dỡ nhà đi nơi khác.
Các con của bà Chuộng gửi đơn tố cáo đến khắp các cơ quan chức năng. Sau thời gian dài xác minh, tháng 2/2012, UBND thành phố Mỹ Tho xác định việc cấp giấy CNQSDĐ cho bà Chuộng, bà Hai, ông Hoàn và bà Uyển có nhiều sai phạm, cả về quy trình thủ tục, trong đó bà Chuộng, ông Hoàn và bà Hai không ký tên vào đơn xin cấp quyền sử dụng đất cho 4 đồng sử dụng và cũng không đến UBND phường 5 chứng thực chữ ký…
Điều quan trọng, UBND thành phố Mỹ Tho cũng xác định phần đất trên phải được cấp giấy CNQSDĐ cho gia đình bà Chuộng. Hiện bà Chuộng đang chờ được địa phương tiến hành xử lý theo kết luận này.
Chuyện một miếng đất có 2 sổ đỏ hầu như nơi nào cũng có, gây mất niềm tin trong dân vào công bộc của dân, gây hậu quả khó lường khi tài sản đó được đem bán, cầm cố, thế chấp… Ngay cả khi đã rõ trắng đen thì các cơ quan chức năng cũng chậm trả lại quyền lợi chính đáng cho dân. Còn việc xử lý cán bộ tắc trách, làm sai thì hầu như chẳng nghe nói tới!
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet