Những kiến trúc phá cách tại Rotterdam, Hà Lan
Đây thành phố lớn thứ hai của đất nước Hà Lan bị phá hủy nặng nề bởi bom Đức giội xuống trong Thế chiến 2. Nhưng đổ nát năm ấy đã là cơ hội để Rotterdam vươn dậy, như một con phượng hoàng bay lên từ tro tàn.
Những kiến trúc sư bậc thầy đã thỏa sức sáng tạo và đem đến cho Rotterdam diện mạo mới. Và không hẳn là người mê say kiến trúc, nhưng nếu đến Rotterdam bạn cũng phải trầm trồ trước những công trình đặc biệt của Rem Koolhaas, Norman Foster và Renzo Piano.
Du lịch kiến trúc là món quà của Rotterdam dành tặng cho du khách tới thăm. Các tour tham quan thành phố hằng ngày đều dẫn khách du lịch tới những điểm nổi bật nhất trong đô thị cảng biển hào hoa này.
Có thể kể đến cây cầu Eramus mang tên một trong những người con vĩ đại của thành phố, rồi tòa nhà World Port Center tác phẩm của Sir Norman Forster, tới trụ sở "khác thường" của Công ty viễn thông KPN do Renzo Piano thiết kế, tòa tháp Montevideo đến hai công trình chọc trời mới nhất là tòa "New Orleans" của Alvaro Siza và "Rotterdam" của kiến trúc sư lừng danh Rem Koolhaas.
Cầu dây văng Erasmus bắc qua sông nối hai phần nam - bắc của thành phố là cây cầu quay lớn nhất và nặng nhất ở Tây Âu. Đặc trưng của cây cầu là trụ tháp cao tới 139m, các dây văng màu trắng muốt nên được gọi thân mật cầu Thiên nga.
Thiết kế năm 1989 của văn phòng kiến trúc sư Van Berkel & Bos và được xây dựng năm 1994, hoàn thành 2 năm sau đó, cầu Erasmus đã trở thành công trình tiêu biểu của cả đất nước Hà Lan.
Trong số các ví dụ ngoạn mục nhất của kiến trúc hiện đại thời kỳ 1978-1984 là khu liên hợp 38 ngôi nhà hình lập phương được xây dựng bởi kiến trúc sư người Hà Lan Piet Blom. Được gọi là "khối lập phương của cuộc sống" ngự ngay cạnh cảng cũ thu hút hàng triệu lượt khách thăm hằng năm.
Thoạt mới nhìn bên ngoài, người ta đã băn khoăn tự hỏi không biết sinh hoạt trong những căn phòng vuông dựng đứng như thế có gì bất tiện. Một căn nhà trong khu trở thành bảo tàng cho khách vào xem.
Đầy đủ các phòng ngủ cho bố mẹ, cho các con, phòng khách, phòng làm việc, thư viện, phòng vệ sinh, nhà bếp… như một căn nhà thông thường và tận dụng được mọi bức tường làm giá kệ rất tiện nghi nhưng cảm giác về một không gian nghiêng với quá nhiều góc nhọn cũng khiến người nhạy cảm không mấy thoải mái nếu ở dài ngày.
Tòa nhà cao tầng có biệt danh nhà Bút chì gồm 15 tầng ngay cạnh khu nhà lập phương cũng là một dự án "bất thường" của kiến trúc sư Piet Blom xây năm 1984. Các khung cửa sổ đón nắng trời đều có hình lộn ngược và chóp nhọn màu đen trên mái tựa như ngọn bút chì khổng lồ tạo hình vui mắt trên nền trời Rotterdam.
Trận bom công phá khoảng 70 năm trước không thiêu trụi toàn bộ Rotterdam, may mắn còn sót lại một số tòa nhà lịch sử. Trong đó có White House - dinh thự trắng xây dựng vào thế kỷ 19 với chiều cao 43m được coi là kỷ lục thời đó.
Không có thành phố nào ở châu Âu lại có mối liên hệ với châu Mỹ chặt chẽ như Rotterdam do làn sóng người di cư từ Anh đến thế giới mới (châu Mỹ) những thế kỷ trước đều tập trung tại Rotterdam trước khi bắt đầu hải trình dài ngày.
Chính vì vậy ở Rotterdam không chỉ có những tòa nhà cao tầng, khu cảng cũ Delfshaven (có tên gọi này là vì một thời Rotterdam thuộc về thành phố Delf gần đó) êm đềm gợi cho ta những quá vãng di cư năm nào.
Khu phố ven sông năm 1620 của cảng cũ thật lãng mạn trong tranh của danh họa Jan Vermeer. Ngày nay vẫn giữ được những đường nét ấy, thuyền buồm bằng gỗ sẫm màu im lìm dưới bến, những quán rượu phong cách thủy thủ nồng nhiệt phục vụ loại bia Hà Lan thơm phức.
Hà Lan đã thu hút nhiều thế hệ chuyên gia ngành kiến trúc - xây dựng. Mua một tour xe buýt chỉ với 13,5 euro, bạn sẽ được ghé thăm tất cả những công trình kiến trúc tiêu biểu và táo bạo nhất ở đô thị hiện đại Rotterdam này.
Dãy nhà lập phương nối liền như một đám trẻ dắt tay nhau được tòa nhà Bút chì dẫn đường |
Du lịch kiến trúc là món quà của Rotterdam dành tặng cho du khách tới thăm. Các tour tham quan thành phố hằng ngày đều dẫn khách du lịch tới những điểm nổi bật nhất trong đô thị cảng biển hào hoa này.
Có thể kể đến cây cầu Eramus mang tên một trong những người con vĩ đại của thành phố, rồi tòa nhà World Port Center tác phẩm của Sir Norman Forster, tới trụ sở "khác thường" của Công ty viễn thông KPN do Renzo Piano thiết kế, tòa tháp Montevideo đến hai công trình chọc trời mới nhất là tòa "New Orleans" của Alvaro Siza và "Rotterdam" của kiến trúc sư lừng danh Rem Koolhaas.
Cầu dây văng Erasmus bắc qua sông nối hai phần nam - bắc của thành phố là cây cầu quay lớn nhất và nặng nhất ở Tây Âu. Đặc trưng của cây cầu là trụ tháp cao tới 139m, các dây văng màu trắng muốt nên được gọi thân mật cầu Thiên nga.
Thiết kế năm 1989 của văn phòng kiến trúc sư Van Berkel & Bos và được xây dựng năm 1994, hoàn thành 2 năm sau đó, cầu Erasmus đã trở thành công trình tiêu biểu của cả đất nước Hà Lan.
Cầu Erasmus trắng muốt như thiên nga duyên dáng trên sông Nieuwe Maas - Ảnh: Vi Bằng |
Một tòa nhà văn phòng ở trung tâm Rotterdam - Ảnh: Vi Bằng |
Trong số các ví dụ ngoạn mục nhất của kiến trúc hiện đại thời kỳ 1978-1984 là khu liên hợp 38 ngôi nhà hình lập phương được xây dựng bởi kiến trúc sư người Hà Lan Piet Blom. Được gọi là "khối lập phương của cuộc sống" ngự ngay cạnh cảng cũ thu hút hàng triệu lượt khách thăm hằng năm.
Thoạt mới nhìn bên ngoài, người ta đã băn khoăn tự hỏi không biết sinh hoạt trong những căn phòng vuông dựng đứng như thế có gì bất tiện. Một căn nhà trong khu trở thành bảo tàng cho khách vào xem.
Đầy đủ các phòng ngủ cho bố mẹ, cho các con, phòng khách, phòng làm việc, thư viện, phòng vệ sinh, nhà bếp… như một căn nhà thông thường và tận dụng được mọi bức tường làm giá kệ rất tiện nghi nhưng cảm giác về một không gian nghiêng với quá nhiều góc nhọn cũng khiến người nhạy cảm không mấy thoải mái nếu ở dài ngày.
Nhà khối lập phương độc đáo nằm ngay cạnh cảng cũ - Ảnh: Vi Bằng |
Cửa sổ đón nắng ở chiếu nghỉ trong một căn nhà lập phương - Ảnh: Vi Bằng |
Tòa nhà cao tầng có biệt danh nhà Bút chì gồm 15 tầng ngay cạnh khu nhà lập phương cũng là một dự án "bất thường" của kiến trúc sư Piet Blom xây năm 1984. Các khung cửa sổ đón nắng trời đều có hình lộn ngược và chóp nhọn màu đen trên mái tựa như ngọn bút chì khổng lồ tạo hình vui mắt trên nền trời Rotterdam.
Nhà Bút chì 15 tầng gần khu cảng cũ - Ảnh: Vi Bằng |
Các khung cửa sổ lộn ngược thật vui mắt - Ảnh: Vi Bằng |
Trận bom công phá khoảng 70 năm trước không thiêu trụi toàn bộ Rotterdam, may mắn còn sót lại một số tòa nhà lịch sử. Trong đó có White House - dinh thự trắng xây dựng vào thế kỷ 19 với chiều cao 43m được coi là kỷ lục thời đó.
Không có thành phố nào ở châu Âu lại có mối liên hệ với châu Mỹ chặt chẽ như Rotterdam do làn sóng người di cư từ Anh đến thế giới mới (châu Mỹ) những thế kỷ trước đều tập trung tại Rotterdam trước khi bắt đầu hải trình dài ngày.
Chính vì vậy ở Rotterdam không chỉ có những tòa nhà cao tầng, khu cảng cũ Delfshaven (có tên gọi này là vì một thời Rotterdam thuộc về thành phố Delf gần đó) êm đềm gợi cho ta những quá vãng di cư năm nào.
Khu phố ven sông năm 1620 của cảng cũ thật lãng mạn trong tranh của danh họa Jan Vermeer. Ngày nay vẫn giữ được những đường nét ấy, thuyền buồm bằng gỗ sẫm màu im lìm dưới bến, những quán rượu phong cách thủy thủ nồng nhiệt phục vụ loại bia Hà Lan thơm phức.
Dinh thự trắng - White house kề bên cảng cũ Delfshaven - Ảnh: Vi Bằng |
Quán rượu phong cách thủy thủ thế kỷ 19 - Ảnh: Vi Bằng |
Hà Lan đã thu hút nhiều thế hệ chuyên gia ngành kiến trúc - xây dựng. Mua một tour xe buýt chỉ với 13,5 euro, bạn sẽ được ghé thăm tất cả những công trình kiến trúc tiêu biểu và táo bạo nhất ở đô thị hiện đại Rotterdam này.
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet