1. Lâu đài Eltham, Eltham


Năm 1933, cặp vợ chồng giàu có người Mỹ là Stephen và Virginia Courtauld đã mua lại Lâu đài Eltham, ngôi nhà tuổi thơ của Vua Henry VIII. Họ chủ trương khôi phục phần còn lại của cung điện và tạo ra một ngôi nhà lộng lẫy với thiết kế art deco. Đây là sảnh lớn xa hoa với mái vòm bằng kính và những bức tường ốp gỗ uốn cong.

2. Khách sạn Claridge, Mayfair


Khách sạn huyền thoại này có từ thế kỷ 19 và được kiến trúc sư Basil Lonides thiết kế lại theo phong cách art deco tráng lệ vào những năm 1920. Vào cuối những năm 1990, cả tiền sảnh và nhà hàng cũng được chuyển đổi nốt sang phong cách này.

3. Nhà máy điện Battersea, Battersea


Là biểu tượng của thời kỳ phát triển công ngiệp rực rỡ nhất của những năm 1930, di sản art deco của nhà máy thể hiện rõ ràng nhất ở bên trong. Có rất nhiều phụ kiện và đồ trang trí ấn tượng, bao gồm gạch ốp tường bằng đá cẩm thạch trắng của Italia.  

4. Nhà máy thuốc lá Carreras, Camden


Nhà máy đáng kinh ngạc này được thiết kể chỉ 4 năm sau khi lăng mộ của Tutankhamun được tìm ra – phát hiện khiến cho phong cách Ai Cập trở nên cực kỳ phổ biến trong kiến trúc art deco của những năm 1920. Không có gì lạ là sau đó, mô-típ Ai Cập xuất hiện khắp tòa nhà – từ hai bức tượng mèo đen bảo vệ ngay lối vào. Thương hiệu thuốc lá “Craven A” là sản phảm của nhà máy và mang hình ảnh mèo đen này. Tòa nhà này đã được cải tạp thành văn phòng từ năm 1961 sau khi nhà máy chuyển địa điểm.

5. Tòa nhà Hoover, Perivale


Thật khó tin tòa nhà art deco sáng láng này giờ đây là một siêu thị. Đây từng là một nhà máy của Công ty Hoover chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho máy bay và xe tăng trong Thế chiến II. Tại Triển lãm Paris 25, người ta mô tả đây là tòa nhà oai vệ ở Yorkshire với những ô cửa sổ uốn lượn và các mảng màu cơ bản của văn hóa Aztec và Maya.

6. Đài phát thanh, West End


Trụ sở đặc biệt của hãng BBC được khai trương vào năm 1932. Tòa nhà gần đây đã được mở rộng gấp 4 lần.

7. Florin Court, TP Luân Đôn


Được xây dựng từ năm 1936, tòa nhà được coi là nhà của thám tử Hercule Poirot trong bộ phim truyền hình phỏng theo truyện của nhà văn trinh thám Agatha Christie những năm 1990. Tòa chung cư này có mặt tiền lượn sóng được ốp bằng một loại gạch đặc biệt trên bệ khung dây.

8. Ideal House, West End


Tòa nhà ốp đá granit đen nổi bật này được xây dựng vào cuối những năm 1920 và là trụ sở tại Luân Đôn của Công ty máy sưởi Quốc Gia Hoa Kỳ. Đen và vàng kim là màu đặc trưng của lò sưởi – sản phẩm của công ty.

9. Ga tàu điện Southgate, Southgate
 


Ở Luân Đôn có nhiều ga tàu điện ngầm mang phong cách art deco nhưng Southgate là đáng nhớ hơn cả bởi hình dáng đĩa bay của nó. Ga tàu Southgate do kiến trúc sư Charles Holden thiết kế, ông cũng là tác giả của hàng loạt nhà ga từ những năm 1920 và 30.

10. Tòa nhà Daily Telegraph, Tp Luân Đôn


Trụ sở cũ của tờ báo Daily Telegraph nằm trên đường Fleet Street vốn có nhiều tòa nhà art deco.

11. Rạp Odeon, Muswell Hill


Đây được coi là viên ngọc quý trong số nhiều rạp phim theo phong cách art deco ở Luân Đôn.

12. Tòa nhà Old Barkers, Kensington


Tòa nhà hùng vĩ này từng là đại bản doanh của Barker of Kensington, cửa hàng bán lẻ nổi tiếng trong vùng. Ngày nay, tòa nhà được xây dựng từ những năm 1930 là cửa hàng thực phẩm an toàn sức khỏe Whole Foods Market.

13. Nhà hát Apollo Victoria, Westminster


Đây chính là nhà hát art deco ấn tượng nhất Luân Đôn, được xây dựng chủ yếu bằng bê-tông từ năm 1929. Bên trong nhà hát, kiến trúc sư đã trang trí theo chủ đề hàng hải với các cột chống mô phỏng đài phun nước và hoa văn vỏ sò. Hãng phim Gaumont khi khai trương nhà hát đã gọi đây là “hang cổ tích dưới biển, hay giấc mơ thiên đường của nàng tiên cá”.

14. Tòa nhà 55 Broadway, Westminster


Do kiến trúc sư Charles Holden thiết kế, tòa nhà 55 Broadway là trụ sở của Công ty Đường sắt Tầu điện ngầm Luân Đôn. Thiết kế sạch sẽ, đơn giản, nổi bật với 4 khối văn phòng tỏa ra từ tháp trung tâm đã giành được Huy chương Kiến trúc Luân Đôn của Viện Hoàng gia Kiến trúc Anh vào năm 1929.

15. Wallis House, Brentford


Tòa nhà từ những năm 1930 nằm trên dải đường được mênh danh là Dặm Đường Vàng (Golden Mile) do có quá nhiều nhà máy ở đây trong những năm 1920 và 30. Tòa nhà trở nên xuống cấp vào những năm 1990 nhưng hiện nay đã được cải tạo thành khu nhà ở.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME