Chính phủ chỉ đạo sẽ thuê các chuyên gia hàng đầu thế giới để lập đồ án quy hoạch. Ngoài ra, nhiều vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, quản lý quỹ đất cũng cần được lưu ý.

- Tại sao ta lại đặt vấn đề mở rộng thủ đô vào thời điểm này?

- Hiện nay hệ thống giao thông, dịch vụ, giáo dục vẫn chủ yếu tập trung ở nội đô. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích nội thành của Hà Nội đã tăng lên khoảng 4,5 lần, phình ra ngoại thành, làm mất vành đai xanh bảo vệ thủ đô. Nhiều dự án lớn của Chính phủ và doanh nghiệp đã vươn ra đến Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương.

Nếu không đủ đất và cơ sở hạ tầng thì rõ ràng chúng ta sẽ khó tạo ra được một thủ đô khang trang, đoàng hoàng cho hàng trăm năm sau. Cần tạo cho Hà Nội đủ một không gian lớn, di chuyển trường học ra ngoại thành để dành chỗ cho cây xanh. Sinh viên được ở tập trung trong một nơi thoáng đãng, rộng rãi hơn.

Hơn nữa, lúc này dòng vốn đầu tư và các dự án của nước ngoài đang đổ vào Việt Nam rất lớn. Thủ tướng cũng khẳng định đây là vận hội lớn của đất nước phát triển. Vì vậy chúng ta cần phải mở rộng thủ đô vào lúc này.

- Việc quy hoạch thủ đô mới sẽ được thực hiện như thế nào và đâu là khó khăn lớn nhất?

- Với một TP lớn như vậy thì phải làm một Đồ án Quy hoạch cho Hà Nội mở rộng, sao cho đúng với tầm cỡ TP của một quốc gia đang phát triển. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng cùng với Hà Nội thuê các chuyên gia hàng đầu thế giới để lập ra một đồ án quy hoạch đúng tầm cỡ. Đây là nhiệm vụ lớn đầu tiên mà Hà Nội cần tiến hành ngay.

Bên cạnh đó Hà Nội mở rộng cũng phải rà soát lại các dự án. Dự án nào phù hợp, đúng định hướng phát triển trong tương lai, thì cho phát triển nhanh. Những dự án chiếm đất, đầu cơ thì phải điều chỉnh lại. Khó nhất là xây dựng làm sao cho được cơ sở hạ tầng hiện đại, cho một TP hiện đại, đủ tầm cỡ cho hàng trăm năm sau.

- Người dân sẽ được tham khảo ý kiến như thế nào trong việc mở rộng thành phố?

- Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua chủ trương mở rộng Hà Nội về phía Tây. Chủ trương này đang đi vào quy trình bàn bạc từ Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh cho đến cấp huyện theo quy định của nhà nước, sau đó sẽ đưa ra Quốc hội để bàn.

Theo quy định nhập xã này với xã khác trong cùng một huyện thì Chính phủ quyết, nhưng mở rộng từ tỉnh này, sang tỉnh khác thì phải Quốc hội quyết. Quốc hội là đại biểu của dân và là cơ quan quyền lực cao nhất, nên cần phải có sự chấp thuận của Quốc hội.

Tôi cho rằng người dân sẽ đồng tình về chủ trương này, nhất là những người dân ở Hà Tây hay Mê Linh (Vĩnh Phúc), trước kia vốn họ đã là người Hà Nội. Trong sổ đổ của nhiều người vẫn còn đóng dấu và chữ ký của Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội.

- Khi sáp nhập, vấn đề quản lý một TP với diện tích và dân số lớn hơn rất nhiều lần hiện nay sẽ có những khó khăn, ông đánh giá về khó khăn này như thế nào?

- Quản lý thủ đô, chính quyền sở tại phải là chủ đạo, nhưng bên cạnh đó còn có các cơ quan khác của Chính phủ hỗ trợ. Nếu phối hợp giữa trung ương và TP tốt thì sức mạnh sẽ được nhân đôi. Thủ đô là của cả nước, đã có nhiều vấn đề Hà Nội không giải quyết được và đã phải đưa lên Chính phủ giải quyết. Tuy nhiên việc mở rộng Hà Nội sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với đội ngũ lãnh đạo TP và họ cần phải có đội ngũ giúp việc giỏi.

Hà Tây và Hà Nội sẽ phải sáp nhập bộ máy lại với nhau, kể cả Mê Linh. Nhưng ở đó sẽ chỉ là các quận huyện. Như vậy các cán bộ cũ sẽ được giữ lại để phụ trách những vùng mà họ đã quản lý.

- Hà Nội mở rộng sẽ biến nhiều khu nông thôn thành đô thị, nhiều diện tích đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng. Bài toán việc làm cho nông dân mất đất sẽ được giải quyết như thế nào?

- Việc mở rộng thủ đô Hà Nội sẽ tạo ra nhiều việc làm. Khi đất nông nghiệp ở những nơi khác thuộc về Hà Nội, thì nhiều nơi sẽ trở thành khu đô thị, khu công nghiệp, nhiều vùng cũng sẽ trở thành khu du lịch sinh thái, nơi sản suất nông nghiệp có chất lượng cao như trồng rau sạch, trồng hoa... Nông dân cũng phải tự chuyển đổi. Người dân cũng sẽ có tâm lý nơi họ sống cũng là Hà Nội, nên họ yên tâm làm ăn ở đó mà không di chuyển vào trung tâm TP như hiện nay để kiếm công ăn, việc làm. Ví dụ như người dân ở gần khu Đô thị An Khánh sẽ mang rau vào phục vụ cho đô thị này, thay vì phải đi vào trung tâm TP. Về lực lượng lao động dôi dư, lãnh đạo TP cũng phải có hướng giải quyết.

- Nhiều người đang đổ xô đi mua đất để đón quy hoạch. Ông đánh giá thế nào về việc này?

- Hiện đã có nhiều dự án xây dựng khu đô thị, nhà chung cư ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Trước tiên cần hoan nghênh các nhà đầu tư đã đầu tư ra phía ngoài Hà Nội hiện nay. Đầu tư đó là do tính toán chủ quan của các nhà đầu tư. Nhưng có thể thực tế thị trường sẽ không cần nhiều đến mức đó, có thể sẽ tạo ra một thị trường ảo. Hà Nội mở rộng sẽ lên đến 10 triệu dân trong năm 2020. Nhưng khi cộng các dự án lại mà các dự án này lại dành cho 15 triệu dân, thì rõ ràng có khoản 5 triệu dân bị ảo. Vì vậy cần tính toán trên nhu cầu thực tế về nhà ở.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME