Nhiều tỉnh thành buông lỏng quản lý đất đai
Tình trạng buông lỏng quản lý tài nguyên đất đang diễn ra rất phổ biến tại một số tỉnh thành.
Các dự án chồng lấn lên nhau
Tại Bình Thuận, Thanh tra Chính phủ phát hiện có tới 340 ha của các dự án du lịch bị chồng lấn bởi các dự án khai khoáng. Dự án Làng văn hoá Tháp Chăm chồng lấn đất Dự án Khu di tích văn hoá Tháp Chăm; Dự án Xây dựng sân golf và biệt thự Hàm Thuận Nam chồng lấn lên Dự án Mở rộng vườn đá, Khu du lịch sinh thái biển Tân Phú... Tổng cộng có 48,36 ha khác dành cho các dự án làng văn hóa, sân golf, du lịch sinh thái biển… cũng bị chồng lấn lên nhau. Có trên 25,3 ha đất cấp phép khác chồng lấn lên 79 dự án nằm trong ranh giới điều tra, thăm dò, khai thác cát đen của Bộ Tài nguyên và Môi trường… đã gây bức xúc cho các nhà đầu tư.
Thanh tra Chính phủ phát hiện 40 dự án (với 2.100 ha đất) được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư trong khi chưa có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, hoặc sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư lại phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện 35/59 dự án được giao đất tại Bình Thuận, trong đó diện tích đất công do Nhà nước quản lý chiếm 65%, nhưng không qua đấu giá, gây thất thu lớn.
Sai phạm trong quản lý rừng phòng hộ
Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là dự án có sử dụng vốn vay của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Khi kiểm tra dự án này, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển 3.204,8 ha rừng phòng hộ thành rừng sản xuất. Thanh tra Chính phủ nhận định, việc này đã vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý rừng phòng hộ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây thất thoát tiền của Nhà nước vay nước ngoài, ảnh hưởng đến môi trường.
Ngoài ra, trong việc ký kết hợp đồng và thu tiền thuê đất tại Thừa Thiên Huế, có tới 127/269 doanh nghiệp đang sử dụng đất, nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất; 133 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng.
Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Thanh tra Chính phủ chỉ rõ các sai phạm trong việc giao đất, thanh lý rừng phòng hộ sai quy định để khai thác khoáng sản, giao đất thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt để khai thác khoáng sản, cấp giấy chứng nhận đầu tư không đúng quy hoạch 2 sân golf, để cho 12 nhà đầu tư được giao 300 ha đất, nhưng quá thời hạn không triển khai, gây lãng phí đất đai. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất không đúng quy định của Nhà nước, có thể gây thất thu đáng kể cho ngân sách.
Quá “ưu ái” nhà đầu tư, gây thất thoát lớn
Còn tại Quảng Nam, nổi trội nhất trong các sai phạm mà Thanh tra Chính phủ phát hiện là việc tỉnh này quá ưu đãi nhà đầu tư, khi xác định miễn giảm hỗ trợ lãi vay tiền sử dụng đất cho 7 dự án theo chính sách thu hút đầu tư không đúng quy định tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, Khu đô thị Phước Trạch, Phước Hải, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 26,8 tỷ đồng. Quảng Nam cũng đã cho Trường đại học Phan Châu Trinh mượn mặt bằng và cơ sở sản xuất không đúng quy định, gây thất thoát trên 8,88 tỷ đồng; cho phép Công ty Ô tô Trường Hải đầu tư xây dựng công trình khi chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất và được miễn toàn bộ tiền thuê đất…
Ngoài ra, ngành chức năng Quảng Nam cũng chưa có biện pháp thu hồi trên 29 tỷ đồng tiền thuê đất của 198 doanh nghiệp; thu trên 36,78 tỷ đồng của 3 doanh nghiệp khác ở Cụm công nghiệp Bồ Mung; thu 108,6 tỷ đồng tiền sử dụng đất của 4 đơn vị tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc.
Tỉnh này còn rộng tay cho 224 đơn vị khác sử dụng đất trong khi chưa ký hợp đồng thuê đất; ở TP. Hội An, tình trạng lấn chiếm đất công còn nhiều; một số cán bộ cấp cơ sở khai khống diện tích để tiền ngoài sổ sách kế toán, nhưng không được xử lý triệt để…
Kiến nghị xử lý nghiêm khắc
Từ các sai phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành thanh tra, làm rõ sai phạm trong việc chấp hành các quy định về việc đưa tài sản của Nhà nước để liên doanh, liên kết tại các dự án: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tân Mỹ - Thuận An, Khách sạn Đông Dương, Khách sạn Thuận Hóa; đồng thời chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát việc quy hoạch 3 loại rừng, việc triển khai trồng rừng của các dự án JBIC, WB3.
Đối với tỉnh Bình Thuận, cơ quan thanh tra yêu cầu xử lý về tài chính, với số tiền sai phạm 79,2 tỷ đồng và hơn 382.000 USD.
Còn với tỉnh Quảng Nam, Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi hơn 108 tỷ đồng tại 4 đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh để nộp về ngân sách; đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, ban hành các quyết định xử lý các khoản nợ ngân sách của các đơn vị với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với tập thể, cá nhân có liên quan tới các sai phạm nêu trên.
Tại Bình Thuận, Thanh tra Chính phủ phát hiện có tới 340 ha của các dự án du lịch bị chồng lấn bởi các dự án khai khoáng. Dự án Làng văn hoá Tháp Chăm chồng lấn đất Dự án Khu di tích văn hoá Tháp Chăm; Dự án Xây dựng sân golf và biệt thự Hàm Thuận Nam chồng lấn lên Dự án Mở rộng vườn đá, Khu du lịch sinh thái biển Tân Phú... Tổng cộng có 48,36 ha khác dành cho các dự án làng văn hóa, sân golf, du lịch sinh thái biển… cũng bị chồng lấn lên nhau. Có trên 25,3 ha đất cấp phép khác chồng lấn lên 79 dự án nằm trong ranh giới điều tra, thăm dò, khai thác cát đen của Bộ Tài nguyên và Môi trường… đã gây bức xúc cho các nhà đầu tư.
Thanh tra Chính phủ phát hiện 40 dự án (với 2.100 ha đất) được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư trong khi chưa có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, hoặc sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư lại phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện 35/59 dự án được giao đất tại Bình Thuận, trong đó diện tích đất công do Nhà nước quản lý chiếm 65%, nhưng không qua đấu giá, gây thất thu lớn.
Sai phạm trong quản lý rừng phòng hộ
Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là dự án có sử dụng vốn vay của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Khi kiểm tra dự án này, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển 3.204,8 ha rừng phòng hộ thành rừng sản xuất. Thanh tra Chính phủ nhận định, việc này đã vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý rừng phòng hộ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây thất thoát tiền của Nhà nước vay nước ngoài, ảnh hưởng đến môi trường.
Ngoài ra, trong việc ký kết hợp đồng và thu tiền thuê đất tại Thừa Thiên Huế, có tới 127/269 doanh nghiệp đang sử dụng đất, nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất; 133 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng.
Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Thanh tra Chính phủ chỉ rõ các sai phạm trong việc giao đất, thanh lý rừng phòng hộ sai quy định để khai thác khoáng sản, giao đất thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt để khai thác khoáng sản, cấp giấy chứng nhận đầu tư không đúng quy hoạch 2 sân golf, để cho 12 nhà đầu tư được giao 300 ha đất, nhưng quá thời hạn không triển khai, gây lãng phí đất đai. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất không đúng quy định của Nhà nước, có thể gây thất thu đáng kể cho ngân sách.
Quá “ưu ái” nhà đầu tư, gây thất thoát lớn
Còn tại Quảng Nam, nổi trội nhất trong các sai phạm mà Thanh tra Chính phủ phát hiện là việc tỉnh này quá ưu đãi nhà đầu tư, khi xác định miễn giảm hỗ trợ lãi vay tiền sử dụng đất cho 7 dự án theo chính sách thu hút đầu tư không đúng quy định tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, Khu đô thị Phước Trạch, Phước Hải, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 26,8 tỷ đồng. Quảng Nam cũng đã cho Trường đại học Phan Châu Trinh mượn mặt bằng và cơ sở sản xuất không đúng quy định, gây thất thoát trên 8,88 tỷ đồng; cho phép Công ty Ô tô Trường Hải đầu tư xây dựng công trình khi chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất và được miễn toàn bộ tiền thuê đất…
Ngoài ra, ngành chức năng Quảng Nam cũng chưa có biện pháp thu hồi trên 29 tỷ đồng tiền thuê đất của 198 doanh nghiệp; thu trên 36,78 tỷ đồng của 3 doanh nghiệp khác ở Cụm công nghiệp Bồ Mung; thu 108,6 tỷ đồng tiền sử dụng đất của 4 đơn vị tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc.
Tỉnh này còn rộng tay cho 224 đơn vị khác sử dụng đất trong khi chưa ký hợp đồng thuê đất; ở TP. Hội An, tình trạng lấn chiếm đất công còn nhiều; một số cán bộ cấp cơ sở khai khống diện tích để tiền ngoài sổ sách kế toán, nhưng không được xử lý triệt để…
Kiến nghị xử lý nghiêm khắc
Từ các sai phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành thanh tra, làm rõ sai phạm trong việc chấp hành các quy định về việc đưa tài sản của Nhà nước để liên doanh, liên kết tại các dự án: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tân Mỹ - Thuận An, Khách sạn Đông Dương, Khách sạn Thuận Hóa; đồng thời chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát việc quy hoạch 3 loại rừng, việc triển khai trồng rừng của các dự án JBIC, WB3.
Đối với tỉnh Bình Thuận, cơ quan thanh tra yêu cầu xử lý về tài chính, với số tiền sai phạm 79,2 tỷ đồng và hơn 382.000 USD.
Còn với tỉnh Quảng Nam, Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi hơn 108 tỷ đồng tại 4 đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh để nộp về ngân sách; đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, ban hành các quyết định xử lý các khoản nợ ngân sách của các đơn vị với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với tập thể, cá nhân có liên quan tới các sai phạm nêu trên.
(Theo Đầu tư)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet