Câu chuyện trên xảy ra đối với những người mua nhà tại thửa đất số 918, tờ bản đồ số 9 (hồ sơ năm 2005) của ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn, Tp.HCM).

Vào năm 2013, chủ đầu tư bắt đầu bán nhà cho dân dọn vào ở. Đến cuối năm 2016 UBND xã Thới Tam Thôn yêu cho phá dỡ phần diện tích xây dựng sai giấy phép.

Ngang nhiên bán nhà trọ xây sai phép

Khu đất trên do ông Phạm Văn Hải (ngụ quận 12) đứng tên. Năm 2013, UBND huyện Hóc Môn cấp phép xây dựng công trình nhà trọ cho ông Hải. Trong quá trình xây dựng, ông Hải đã tự ý phân thành nhiều căn hộ để bán, khiến cho diện tích xây dựng thực tế lớn hơn trong giấy phép. Đến tháng 9/2015, thanh tra xây dựng địa bàn huyện Hóc Môn (Sở Xây dựng TP) đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu công trình phải ngừng thi công.

Tiếp đó, UBND xã Thới Tam Thôn cũng ra quyết định đình chỉ thi công công trình còn Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu ông Hải tháo dỡ diện tích vi phạm.

Đến ngày 13/1/2016, UBND huyện Hóc Môn ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình này do vi phạm trật tự xây dựng.

Tuy nhiên, ông Hải không tự tháo dỡ mà nhiều lần làm đơn xin cho công trình tồn tại đồng thời điều chỉnh phần diện tích trong giấy phép xây dựng.

Vào ngày 16/11/2016, Phòng quản lý đô thị huyện Hóc Môn đã gửi phiếu trả lời với nội dung từ chối giải quyết yêu cầu của ông Hải.

Kết quả: toàn bộ 30 căn nhà bị phá dỡ phần diện tích xây dựng sai phép phía sau. Có căn còn bị đập bỏ gần một nửa diện tích. Những căn nhà vốn có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 30m2, nay bị đập bỏ một phần lại càng hẹp hơn.

nhà trọ xây sai phép
Mua nhầm nhà trọ xây sai phép có thể khiến người dân 'tiền
mất tật mang'. Ảnh minh họa. Nguồn: congly.vn

Người mua có thể kiện chủ đầu tư

Về việc chậm trễ cưỡng chế, tạo điều kiện để chủ đầu tư bán nhà sang tay cho người dân, theo ông Phạm Xuân Nam - chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn là do sau khi có quyết định cưỡng chế, chủ đầu tư đã nhiều lần làm đơn gửi chính quyền xin tồn tại công trình. Do đó việc cưỡng chế chưa thực hiện ngay được.

Trước khi tiến hành cưỡng chế, UBND xã Thới Tam Thôn đã có hướng dẫn các hộ dân mua nhà tại công trình này liên hệ chủ đầu tư để được thỏa thuận bồi thường. Nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn đang vắng mặt tại địa phương.

Theo luật sư Trần Công Ly Tao, việc chủ đầu tư xây sai phép và không thực hiện đúng cam kết tự nguyện tháo dỡ công trình và bán nhà cho người dân bằng hình thức lập vi bằng là không phù hợp với quy định pháp luật. Việc UBND xã cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm của ông Hải là hợp lý.

Về phía người mua nhà, họ có quyền khởi kiện chủ đầu tư ra tòa án. Trường hợp chủ đầu tư vắng mặt tại địa phương thì đề nghị cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân vắng mặt của chủ đầu tư để có hướng xử lý.

Trường hợp chủ đầu tư cố tình trốn tránh thì người mua nhà có thể tố cáo chủ đầu tư đến cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý. Ngoài trách nhiệm hình sự, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại về dân sự cho người mua nhà.

Còn theo luật sư Võ Xuân Trung, lập vi bằng chỉ là chứng cứ chứng minh bên bán và bên mua có hành vi giao nhận tiền chứ không có giá trị thay thế cho hợp đồng mua bán.

Các luật sư khuyên người dân nên hạn chế việc mua nhà bằng vi bằng vì rất dễ xảy ra hậu quả tiền mất tật mang. Việc đòi lại được khoản tiền đã đưa cho chủ đất là rất vất vả và tốn kém thời gian thậm chí còn mất trắng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME