Nhà to hay nhỏ mới tốt?
Gia đình tôi sắp xây nhà mới nhưng còn nhiều bàn luận trái ngược nhau về mức độ đầu tư làm nhà. Những người cao tuổi thì chỉ muốn làm ít để tiết kiệm, người trẻ thì lại muốn làm sao cho hoành tráng
Xin hỏi quý báo về mặt phong thuỷ, mức độ tốt xấu có liên quan đến làm nhà lớn hay nhỏ không? Và làm sao để có được một ngôi nhà bền lâu về mặt phong thuỷ, làm ăn phát tài, sức khoẻ dồi dào? (Lê Thị Thu Hường, quận Tân Phú, Tp.HCM).
Trả lời:
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ từ truyền thống đến hiện đại luôn đề cập đến sự an lành, vui vẻ, hoà thuận trong gia đình. Bên cạnh sự ảnh hưởng tư tưởng triết học phương đông là trọng tính hài hoà, cân bằng âm dương, thì sự an lành chính là mục tiêu hướng đến của một chốn cư ngụ, có an cư rồi mới lạc nghiệp, chứ bản chất phong thuỷ không hề hướng đến và không thể giải quyết được chuyện “làm ăn phát tài” như một số gia chủ hay mong mỏi.
Phong thuỷ cũng có những quy định theo ngũ hư hay ngũ thực (năm điều xấu nên tránh và năm điều tốt nên làm) như: nhà vừa phải mà nhân khẩu sung túc đông vui, trổ cửa không tuỳ tiện, hoàn thiện khuôn viên… Và tất cả đều nổi lên vấn đề cốt yếu là xây dựng tốt mối tương quan giữa chính và phụ, trong với ngoài, lấy chữ “vừa phải” làm cốt lõi. Thế nào là vừa thì không có một nguyên tắc cứng nhắc nào, mà cần mỗi cá nhân tự đánh giá và chọn điểm dừng. Nếu làm nhà cho rộng mà sử dụng thiếu hiệu quả, trổ cửa không đúng chỗ, trang trí cầu kỳ loè loẹt… sẽ dẫn đến thái quá về lượng, từ đó biến đổi về chất, gây tốn kém, hao tán nội khí. Xét theo triết học Đông phương thì “thắng người khác không bằng thắng chính bản thân mình”, biết bài trí ngôi nhà giữ vững chữ kiệm chính là giữ cho sự yên bình của không gian sống. Chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) trong kiến trúc hiện đại là biểu hiện tinh thần từ – kiệm – không, giản dị mà vẫn tiện nghi và thẩm mỹ.
Như vậy việc làm nhà lớn hay nhỏ không thể chỉ xét về mặt số lượng, mà còn cần quan tâm đến chất lượng (thà làm nhà không lớn mà hoàn thiện đầy đủ chi tiết, tiện nghi, an toàn), quan hệ với người cư ngụ (hợp vị trí và phương hướng với đa số thành viên gia đình) và đúng thời điểm (khởi công, thi công, hoàn thành đúng tiến độ, ít gặp mâu thuẫn, mệt mỏi trong quá trình làm nhà).
Nhà dẫu nhỏ nhưng nếu khéo tận dụng diện tích, hoàn thiện chi tiết, đưa thiên nhiên vào gần nơi cư ngụ… giúp không gian sử dụng hiệu quả vẫn hơn là làm nhà lớn mà sơ sài, lãng phí.
Trả lời:
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ từ truyền thống đến hiện đại luôn đề cập đến sự an lành, vui vẻ, hoà thuận trong gia đình. Bên cạnh sự ảnh hưởng tư tưởng triết học phương đông là trọng tính hài hoà, cân bằng âm dương, thì sự an lành chính là mục tiêu hướng đến của một chốn cư ngụ, có an cư rồi mới lạc nghiệp, chứ bản chất phong thuỷ không hề hướng đến và không thể giải quyết được chuyện “làm ăn phát tài” như một số gia chủ hay mong mỏi.
Nhà dẫu nhỏ nhưng nếu khéo tận dụng diện tích, hoàn thiện chi tiết, đưa thiên nhiên vào gần nơi cư ngụ… giúp không gian sử dụng hiệu quả vẫn hơn là làm nhà lớn mà sơ sài, lãng phí. |
Phong thuỷ cũng có những quy định theo ngũ hư hay ngũ thực (năm điều xấu nên tránh và năm điều tốt nên làm) như: nhà vừa phải mà nhân khẩu sung túc đông vui, trổ cửa không tuỳ tiện, hoàn thiện khuôn viên… Và tất cả đều nổi lên vấn đề cốt yếu là xây dựng tốt mối tương quan giữa chính và phụ, trong với ngoài, lấy chữ “vừa phải” làm cốt lõi. Thế nào là vừa thì không có một nguyên tắc cứng nhắc nào, mà cần mỗi cá nhân tự đánh giá và chọn điểm dừng. Nếu làm nhà cho rộng mà sử dụng thiếu hiệu quả, trổ cửa không đúng chỗ, trang trí cầu kỳ loè loẹt… sẽ dẫn đến thái quá về lượng, từ đó biến đổi về chất, gây tốn kém, hao tán nội khí. Xét theo triết học Đông phương thì “thắng người khác không bằng thắng chính bản thân mình”, biết bài trí ngôi nhà giữ vững chữ kiệm chính là giữ cho sự yên bình của không gian sống. Chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) trong kiến trúc hiện đại là biểu hiện tinh thần từ – kiệm – không, giản dị mà vẫn tiện nghi và thẩm mỹ.
Như vậy việc làm nhà lớn hay nhỏ không thể chỉ xét về mặt số lượng, mà còn cần quan tâm đến chất lượng (thà làm nhà không lớn mà hoàn thiện đầy đủ chi tiết, tiện nghi, an toàn), quan hệ với người cư ngụ (hợp vị trí và phương hướng với đa số thành viên gia đình) và đúng thời điểm (khởi công, thi công, hoàn thành đúng tiến độ, ít gặp mâu thuẫn, mệt mỏi trong quá trình làm nhà).
Nhà dẫu nhỏ nhưng nếu khéo tận dụng diện tích, hoàn thiện chi tiết, đưa thiên nhiên vào gần nơi cư ngụ… giúp không gian sử dụng hiệu quả vẫn hơn là làm nhà lớn mà sơ sài, lãng phí.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet