Nhu cầu về nhà ở tại TP Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt” chính là điều kiện để nhiều sai phạm về trật tự xây dựng tiếp tục phát sinh tại trên hầu khắp địa bàn TP. Nhà ở xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, “nhà ở riêng lẻ”, “nhà ở kết hợp văn phòng” biến tướng thành chung cư mini để bán… là hiện trạng phổ biến ở nhiều xã, phường. Nhiều người dân ngoại tỉnh có thu nhập trung bình là đối tượng chủ yếu lựa chọn các loại sản phẩm nhà đất này vì giá rẻ và tọa lạc ngay tại nội thành.

Giấy phép xây nhà ở, công trình là “chung cư mini”

Theo phản ánh của bạn đọc, trên địa bàn P.Khương Đình tồn tại 3 “chung cư mini” với quy mô tương đối đồ sộ. Mỗi công trình được thiết kế 10 – 11 tầng với 30 – 40 căn hộ nhỏ, diện tích từ hơn 20 - 50m2, được rao bán với giá từ 400 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.


“Chung cư” số 28 ngách 29/6 Bùi Xương Trạch


“Chung cư” trong ngõ 125 Bùi Xương Trạch

Những cư dân đang sinh sống tại những “chung cư” này cho biết một số căn hộ được tách sổ (giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn hộ), khoảng một nửa số căn hộ thì không có sổ. Những căn hộ “không được tách sổ” có giá bán rẻ hơn khoảng 100 – 150 triệu đồng, tùy thuộc cả vào diện tích và vị trí căn hộ. Đã hơn một năm mua căn hộ, chủ đầu tư vẫn chưa giao sổ và “trấn an” cư dân: Sổ đang được làm, đã có danh sách, sắp đến lượt rồi. Dù biết là “vận mệnh” mong manh về quyền sở hữu các căn hộ tại một công trình xây dựng sai phép, nhưng người dân cũng đành chấp nhận vì giá thành căn hộ vừa túi tiền và vị trí công trình nằm trong nội thành, tiện lợi cho sinh hoạt, công tác.

Ông Vương Tiến Hải – Phó Chủ tịch UBND P.Khương Đình phụ trách Xây dựng cung cấp hồ sơ các công trình này đều chứng minh: các công trình có Giấy phép Xây dựng (GPXD) nhưng đều có sai phạm thiết kế được duyệt và số tầng đăng ký theo hình thức biến các tầng lửng, tầng tum thành tầng hoàn chỉnh.

Tại công trình số 15 ngõ 35 Khương Hạ, theo GPXD số 648-2011/GPXD do ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND Q.Thanh Xuân ký ngày 11/7/2011, chủ đầu tư là ông Nguyễn Mạnh Tiến xin phép xây dựng công trình Nhà ở kết hợp văn phòng với thiết kế 6 tầng, 1 tum và 1 lửng. Ngày 20/9/2011, công trình được UBND Q.Thanh Xuân cấp mới GPXD số 775-2011/GPXD cũng do ông Đặng Hồng Thái ký, cho phép bổ sung tầng tum thành tầng 7 + tum, điều chỉnh chiều cao từ 21,7m đến 24,5m.


GPXD công trình số 15, ngõ 35 Khương Hạ

Tuy nhiên, thực tế, công trình này tồn tại với mác “chung cư mini” với thiết kế 10 tầng, bao gồm 1 tầng hầm sinh hoạt chung và cho thuê, một tầng làm văn phòng, 8 tầng phân chia thành 40 căn hộ đã bán hết cho khách hàng hơn 1 năm với giá dao động từ 800 triệu đến 1,3 tỷ đồng.


“Chung cư mini” số 15 Khương Hạ

Ông Vương Tiến Hải cho biết: P.Khương Đình đã phát hiện và lập hồ sơ báo cáo vấn đề này lên UBND Q.Thanh Xuân để Quận có biện pháp chỉ đạo xử lý. Với cách lách luật của người dân: xin phép xây nhà ở riêng lẻ nhưng biến tướng thành chung cư mini, xin phép xây tầng lửng, tầng tum và tum kỹ thuật rồi biến thành những tầng hoàn chỉnh, …phường cũng không biết phải xử lý như thế nào khi các công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng trước khi cán bộ chuyên trách được phân công công tác tại địa bàn.

Việc tách sổ các căn hộ tại các “chung cư” như người dân phản ánh, ông Vương Tiến Hải khẳng định hoàn toàn không có. Nếu có, chỉ có thể là hợp đồng mua bán nhà viết tay giữa chủ đầu tư và khách hàng, kèm theo đó là bản photo công chứng về sổ đỏ của toàn bộ công trình. Phường Khương Đình sẽ tiếp tục tiến hành rà soát và báo cáo lên UBND Q.Thanh Xuân để nhận chỉ đạo xử lý sai phạm đối với loại công trình này.

Cả cánh đồng thành khu dân cư

Về vấn đề xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, ông Vương Tiến Hải cũng thừa nhận sự tồn tại của nhiều công trình không phép trên địa bàn. Cùng với đó, tại P.Khương Đình hiện có rất nhiều dự án chậm tiến độ, chưa triển khai, người dân lợi dụng đất trống để xây dựng nhà ở tạm, nhiều đối tượng xã hội cố tình lấn chiếm, khiến UBND phường Khương Đình thực sự “bất lực”.


Những cánh đồng trồng rau sẽ trở thành những khu dân cư đông đúc trong
tương lai với đa số công trình không phép

Trong khi đó, UBND quận Thanh Xuân buông lỏng quản lý khiến cho tình trạng xây dựng sai phép, trái phép ồ ạt diễn ra suốt một thời gian dài vừa qua.


Biên bản thực hiện giải tỏa lều lán tại khu vực Đầm Sen

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận công tác quản lý của phường về trật tự xây dựng cũng còn những khiếm khuyết. Trường hợp công trình nhà ông Văn (tổ 25), khi xây dựng, phường đã phát hiện, lập biên bản đình chỉ thi công và có cưỡng chế. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, ông Hải tiếp tục xây dựng và đã hoàn thiện tầng 3 của công trình.


Nhà ông Văn trước và sau khi bị cưỡng chế

Tại tổ 15, 18, 25, theo bạn đọc phản ánh, hiện vẫn tồn tại một số công trình tiếp tục thi công, “sửa chữa” trên đất nông nghiệp nhưng chưa bị phát hiện, xử lý sai phạm.

UBND TP Hà Nội, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cần khẩn trương vào cuộc, điều tra làm rõ những sai phạm nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn P.Khương Đình, xử lý nghiêm các các bộ để xảy ra sai phạm, làm rõ động cơ của việc buông lỏng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Khương Đình nói riêng và quận Thanh Xuân nói chung.

Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

(Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.)

Điều 11: Về các trường hợp áp dụng chuyển tiếp quy định tại điều 70 Nghị định số 121/2013/NĐ-Chính phủ

3b) Ban hành quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắ phụ hậu quả thu hồi số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.

(Thông tư 02/2014/TT-Bộ Xây dựng ngày 12/2/2014 của Bộ Xây dựng.)

 

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME