Nhà ở CB-CNV ĐH Bách khoa Tp.HCM: 57% người mua nhà không đúng đối tượng
Vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Tài có kết luận chỉ đạo xử lý đối với những sai phạm tại Dự án khu nhà ở CB-CNV của Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM.
Theo đó, các chủ đầu tư của dự án gồm Công ty TNHHH Xây dựng Thương mại Đức Thái và Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ Tp.HCM (Invesco) và Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM phải phối hợp lập hồ sơ hoàn công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án để nộp cho cơ quan chức năng; lập hồ sơ thiết kế để tiến hành xây dựng hạ tầng xã hội của dự án gồm các công trình công cộng như nhà trẻ, trường mẫu giáo, công viên; lập thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án theo quy định hiện hành và hướng dẫn người mua nền đất tại dự án xây nhà theo đúng mẫu nhà được duyệt.
Ngoài ra, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP, Chủ tịch UBND quận 9 cũng phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện dự án, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh 1/500 của dự án nhưng không chính xác về diện tích đất ở theo quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua nền thuộc phần dự án của Công ty Đức Thái dù công ty không xây dựng nhà ở theo nội dung quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ, buông lỏng công tác quản lý nhà nước đối với dự án.
Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ giao đất cho hai công ty Đức Thái và Invesco với tổng diện tích gần 265.000m² để làm dự án khu nhà ở CB-CNV Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM tại phường Phú Hữu, quận 9. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Tp.HCM, trong quá trình thực hiện dự án đã xảy ra nhiều sai phạm, đặc biệt là việc bán đất sai đối tượng.
Thực tế, hai công ty liên kết làm chủ đầu tư thực hiện dự án chỉ đứng tên danh nghĩa làm thủ tục pháp lý, còn tất cả công việc (thiết kế, giám sát, thi công…) do công đoàn trường thực hiện. Các chứng từ chi phí thực hiện dự án, thu chi mua bán nền không được lưu giữ nên không kiểm tra được tính minh bạch tài chính. UBND quận 9 cũng không kiểm tra giám sát chặt, để dự án tự động điều chỉnh tăng diện tích đất hơn 10.000 m² so với quy hoạch, quyết định giao đất.
Về đối tượng mua nền đất, qua kiểm tra cho thấy chỉ có 43% người mua nền là giảng viên, cán bộ, nhân viên trong trường và thân nhân của họ; còn 57% người mua nền là các đối tượng bên ngoài.
Theo nguyên tắc, lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM qua các thời kỳ phải chịu trách nhiệm và phải thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng. Nhưng do có đến 164 nền đất đã được chuyển nhượng lại và nhiều trường hợp chuyển nhượng nhiều lần nên việc thu hồi giấy chứng nhận là không khả thi.
Đồng thời, chủ đầu tư và người mua nền tại dự án đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính như các dự án kinh doanh khác, không có sự ưu đãi nào; do vậy UBND TP thống nhất với kiến nghị của Thanh tra TP là không có cơ sở để thu thêm nghĩa vụ tài chính của người mua nền (không đúng đối tượng) tại dự án.
Ngoài ra, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP, Chủ tịch UBND quận 9 cũng phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện dự án, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh 1/500 của dự án nhưng không chính xác về diện tích đất ở theo quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua nền thuộc phần dự án của Công ty Đức Thái dù công ty không xây dựng nhà ở theo nội dung quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ, buông lỏng công tác quản lý nhà nước đối với dự án.
Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ giao đất cho hai công ty Đức Thái và Invesco với tổng diện tích gần 265.000m² để làm dự án khu nhà ở CB-CNV Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM tại phường Phú Hữu, quận 9. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Tp.HCM, trong quá trình thực hiện dự án đã xảy ra nhiều sai phạm, đặc biệt là việc bán đất sai đối tượng.
Thực tế, hai công ty liên kết làm chủ đầu tư thực hiện dự án chỉ đứng tên danh nghĩa làm thủ tục pháp lý, còn tất cả công việc (thiết kế, giám sát, thi công…) do công đoàn trường thực hiện. Các chứng từ chi phí thực hiện dự án, thu chi mua bán nền không được lưu giữ nên không kiểm tra được tính minh bạch tài chính. UBND quận 9 cũng không kiểm tra giám sát chặt, để dự án tự động điều chỉnh tăng diện tích đất hơn 10.000 m² so với quy hoạch, quyết định giao đất.
Về đối tượng mua nền đất, qua kiểm tra cho thấy chỉ có 43% người mua nền là giảng viên, cán bộ, nhân viên trong trường và thân nhân của họ; còn 57% người mua nền là các đối tượng bên ngoài.
Theo nguyên tắc, lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM qua các thời kỳ phải chịu trách nhiệm và phải thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng. Nhưng do có đến 164 nền đất đã được chuyển nhượng lại và nhiều trường hợp chuyển nhượng nhiều lần nên việc thu hồi giấy chứng nhận là không khả thi.
Đồng thời, chủ đầu tư và người mua nền tại dự án đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính như các dự án kinh doanh khác, không có sự ưu đãi nào; do vậy UBND TP thống nhất với kiến nghị của Thanh tra TP là không có cơ sở để thu thêm nghĩa vụ tài chính của người mua nền (không đúng đối tượng) tại dự án.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet