Sáng 5/6, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên khẳng định, thanh tra chương trình nhà thu nhập thấp với mục đích là đánh giá việc tuân thủ pháp luật của cả một chương trình về phát triển nhà ở thu nhập thấp tại các thành phố trong đó có phần xác định giá bán đã được tính đúng, tính đủ chưa, chênh nhau vì sao. Từ đó, kiến nghị bổ sung các quy định cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý cho vấn đề này. Khoảng tháng 7, Bộ Xây dựng sẽ công bố kết quả đợt thanh tra này.

Nhà nước quyết liệt vào cuộc, giá nhà TNT sẽ giảm? | ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo ông Phạm Gia Yên, theo kết quả đợt thanh tra này, giá các công trình rất khác nhau, có công trình 8 triệu đồng/m2, có công trình 10 triệu, 11 triệu đồng vì đầu vào của mỗi dự án có khác nhau, nhiều doanh nghiệp chưa được vay vốn ưu đãi của Chính phủ. Nếu doanh được vay vốn ưu đãi thì giá bán sẽ giảm xuống.

Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, có hai loại nhà ở xã hội: một loại thì Nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách để có quỹ nhà ở khang trang, cho thuê giá rẻ thay vì chúng ta phải thuê nhà trọ có chất lượng thấp. Loại nhà ở xã hội thứ 2, Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư với giá bán do nhà nước quản lý để đảm bảo giá nhà ở thấp hơn so với giá nhà ở thị trường. Thứ 3, Nhà nước khuyến khích người dân xây dựng nhà ở cho thuê nhưng với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn và quy định của Nhà nước đồng thời được miễn một số tiền như tiền thuế... Thông qua các hình thức đó, với sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân thì chắc chắn chúng ta sẽ có đủ số lượng nhà ở xã hội và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân đang khó khăn về nhà ở.

Đến nay, chúng ta đã thực hiện trong 3 năm hỗ trợ 500.000 hộ nghèo ở nông thôn có nhà ở bằng chính sách cụ thể của Chính phủ là Quyết định 167, người nghèo khu vực đô thị như Quyết định 67, người có công với nước...

Tuy nhiên hiện nay, lĩnh vực này còn nhiều vấn đề đặt ra, nhà ở phát triển mạnh như thế nhưng khả năng tiếp cận nhà ở của 1 bộ phận không nhỏ người dân còn rất khó khăn, trong đó có người nghèo khu đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, trí thức, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, một bộ phận người có công, những người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa...

Trong Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định rõ quan điểm giải quyết nhà ở là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của người dân, thay vì còn những ý kiến cho rằng phát triển nhà ở chủ yếu theo cơ chế thị trường.

Phân loại rõ 2 loại nhà ở : thứ nhất là thị trường nhà ở hàng hóa, đây là nhà ở thương mại phục vụ các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.

Loại nhà ở thứ 2- nhà ở xã hội còn gọi là nhà ở thị trường phi hàng hóa - là loại nhà ở có sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước cho những người khó khăn về nhà ở không có điều kiện mua nhà ở theo cơ chế thị trường.

Trong chiến lược cũng phân rõ 8 nhóm đối tượng cần sự hỗ trợ của nhà nước để cải thiện nhà ở, trong đó có người nghèo ở khu vực nông thôn, người có công với nước, người nghèo ở khu vực đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, trí thức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang có khó khăn về nhà ở, nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà ở cho những đối tượng đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa như người tàn tật, nhiễm chất độc màu da cam...

"Lần này Nhà nước quyết liệt vào cuộc để giải quyết vấn đề nhà ở cho 8 đối tượng trên. Tuy nhiên, cũng nói thêm rằng, nhà ở là sản phẩm bất động sản, xây dựng mất nhiều thời gian, chưa nói tới các chương trình, kế hoạch mà nó cần có lộ trình dài hạn 10 năm và 20 năm", Bộ trưởng Xây dựng nói.

(Theo Infonet)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME